Học ở ngoại thành, sinh viên được giảm học phí

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM giảm 5% học phí học kỳ đầu năm 2021 cho sinh viên khóa 45 đại học chính quy học tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh. Đối với những sinh viên chưa nộp học phí học kỳ đầu năm 2021, kinh phí hỗ trợ sẽ được giảm trừ vào học phí phải nộp. Đối với những sinh viên đã nộp học phí học kỳ đầu năm 2021, kinh phí hỗ trợ sẽ được chi trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của từng sinh viên.

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM vừa ra thông báo giảm học phí cho sinh viên theo học tại cơ sở Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP. HCM. Theo đó, trường này giảm 5% học phí học kỳ đầu năm 2021 cho sinh viên khóa 45 đại học chính quy học tại cơ sở Nguyễn Văn Linh. Đối với những sinh viên chưa nộp học phí học kỳ đầu năm 2021, kinh phí hỗ trợ sẽ được giảm trừ vào học phí phải nộp. Đối với những sinh viên đã nộp học phí học kỳ đầu năm 2021, kinh phí hỗ trợ sẽ được chi trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của từng sinh viên.

Cơ sở Nguyễn Văn Linh là cơ sở mới của trường ĐH Kinh tế TP. HCM, dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 1/2021.

Cơ sở Nguyễn Văn Linh là cơ sở mới của trường ĐH Kinh tế TP. HCM, dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 1/2021.

Ngoài hỗ trợ về học phí, trường cũng kết nối các tuyến xe buýt hiện hữu với cơ sở mới này. Quyết định này được thực hiện dựa trên ý kiến khảo sát của khoảng 3.000 sinh viên K45 (trên 61% sinh viên tham gia khảo sát). Kết quả khảo sát cho thấy 68,5% sinh viên chọn phương án nhà trường hỗ trợ giảm 5% học phí trong 1 học kỳ.

Cơ sở Nguyễn Văn Linh là cơ sở mới của trường, dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 1/2021 một phần giúp giảm áp lực nhiều mặt tại trung tâm theo định hướng của UBND TP. HCM. Trong thời gian đầu, nhà trường muốn khuyến khích sinh viên ra cơ sở mới học tập. Cụ thể, trường đồng thời áp dụng 2 biện pháp là giảm học phí đồng loạt cho tất cả sinh viên, vừa thiết lập hệ thống xe buýt trợ giá với cơ sở Nguyễn Văn Linh là bến cuối.

Vào năm 2006, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ra quyết định quy hoạch các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Theo đó, các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM đang có trụ sở tại các quận trung tâm sẽ phải được chuyển ra các quận vùng ven. Sau khi quyết định này được công bố, tại TP. HCM đã có nhiều trường đại học được cấp đất để xây dựng trường mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các khu đại học tập trung của TP. HCM dự kiến phát triển theo nhiều mô hình như đô thị đại học, khu đại học và cụm trường đại học, đại học. Theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ba khu đại học tập trung của TP. HCM là: khu đại học phía Tây Bắc (thuộc huyện Hóc Môn và Củ Chi) diện tích 660ha, đã bố trí cho các trường: ĐH Sư phạm TP. HCM (53ha), ĐH Y dược TP. HCM (115ha), ĐH Mở TP. HCM (20ha), trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn (5ha) và đô thị ĐH Quốc tế VIUT (304,7ha).

Phối cảnh cơ sở Nguyễn Văn Linh của trường ĐH Kinh tế TP. HCM.

Phối cảnh cơ sở Nguyễn Văn Linh của trường ĐH Kinh tế TP. HCM.

Khu đại học phía nam (quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè) tổng diện tích 735ha (khu đô thị Nam TP. HCM 119,26ha, khu Hưng Long - Bình Chánh 500ha, khu Long Thới - Nhơn Đức, huyện Nhà Bè 116ha). Trong khu này sẽ có các trường ngành khoa học xã hội và nhân văn, thể dục thể thao, tài chính kế toán, ĐH RMIT, ĐH Sài Gòn, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cảnh sát nhân dân, ĐH Tài nguyên Môi trường, ĐH Công nghệ TP. HCM...

Khu ĐH đông bắc (quận 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) tổng diện tích 815ha, trong đó khu ĐHQG TP. HCM 643,7ha, khu cù lao Long Phước 172ha (đã bố trí các trường: ĐH Luật TP. HCM, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Tài chính Marketing).

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các trường đều chưa thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất để di dời ra ngoại thành.

Quế Sơn

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/svvn-giao-duc/hoc-o-ngoai-thanh-sinh-vien-duoc-giam-hoc-phi-1758061.tpo