Hộp sọ 2.700 năm tuổi hé lộ điều gây sốc về y học thời cổ đại, thế giới chấn động không dám tin
Những dấu vết còn sót lại trên hộp sọ có từ 2.700 năm trước khiến giới khoa học không khỏi bất ngờ. Y học thời đó hóa ra khác xa so với chúng ta tưởng tượng.
The Sun đưa tin về một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Texas A&M. Sau khi khai quật được một hộp sọ gần như còn nguyên vẹn, có từ 2.700 năm trước ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu bắt đầu vào việc.
Các dấu vết sót lại cho thấy hộp sọ này đã trải qua một cuộc phẫu thuật hộp sọ phức tạp như khoan mở lỗ ở sọ để điều trị vết thương. Người thực hiện cuộc đại phẫu thuật này có thể là một pháp sư. Đáng nói là có bằng chứng cho thấy bệnh nhân đã hồi phục và sống sót được thêm ít nhất 8 tuần sau ca mổ.
Theo tiết lộ của Interesting Engineering, nơi tìm thấy hộp sọ này là nghĩa trang Yanghai ở Tân Cương, Trung quốc. Đây là nơi có rất nhiều pháp sư sinh sống ở cuối thời Đồ Đồng. Hộp sọ được cho là của một người đàn ông trưởng thành 30 – 35 tuổi, sống ở cuối thời Đồ Đồng. Sở dĩ người này phải thực hiện phẫu thuật hộp sọ là vì đã bị một vật tù tác động trực tiếp vào bên trái đầu. Người pháp sư được cho là đã khoan sọ, tạo nắp xương để điều trị ổ tụ máu cho nạn nhân.
Ca phẫu thuật hộp sọ phức tạp này cho thấy trình độ y học, năng lực của pháp sư cổ đại rất đáng gờm. Thông tin này hiện vẫn đang gây sốt với toàn thế giới.