J-20 của Trung Quốc có thực sự tàng hình như quảng cáo?

Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc dễ dàng bị lực lượng phòng không Đài Loan phát hiện vào tháng 04/2020 khi đang cố gắng áp sát hòn đảo này.

Tháng 4/2020, báo chí đưa tin về việc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Đài Loan. Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc là cải tiến mới nhất trong ngành công nghiệp máy bay, một mẫu máy bay được quảng cáo là có công nghệ tàng hình “tốt nhất”.

Tháng 4/2020, báo chí đưa tin về việc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Đài Loan. Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc là cải tiến mới nhất trong ngành công nghiệp máy bay, một mẫu máy bay được quảng cáo là có công nghệ tàng hình “tốt nhất”.

Nhưng thực tiễn đã cho thấy, tất cả các công nghệ này không đáp ứng được tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ năm. Lực lượng phòng không Đài Loan đã có thể dễ dàng phát hiện và xác định ra đó là một máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Nhưng thực tiễn đã cho thấy, tất cả các công nghệ này không đáp ứng được tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ năm. Lực lượng phòng không Đài Loan đã có thể dễ dàng phát hiện và xác định ra đó là một máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, máy bay tình báo “Poseidon” của Mỹ đã bay gần Đài Loan và rõ ràng hành động của Mỹ đã khiến quân đội Trung Quốc phải nâng cao cảnh giác, do đó Trung Quốc đã cử một máy bay chiến đấu J-20 đến theo dõi máy bay Mỹ.

Vào thời điểm đó, máy bay tình báo “Poseidon” của Mỹ đã bay gần Đài Loan và rõ ràng hành động của Mỹ đã khiến quân đội Trung Quốc phải nâng cao cảnh giác, do đó Trung Quốc đã cử một máy bay chiến đấu J-20 đến theo dõi máy bay Mỹ.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc bay đến và vòng quanh đảo Đài Loan. Trước đó, Không quân Trung Quốc đã cử Su-30 và J-10 để thực hiện các hoạt động do thám và tạo ra một số áp lực đối với hòn đảo này.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc bay đến và vòng quanh đảo Đài Loan. Trước đó, Không quân Trung Quốc đã cử Su-30 và J-10 để thực hiện các hoạt động do thám và tạo ra một số áp lực đối với hòn đảo này.

Các chuyên gia quân sự Đài Loan sau đó cho rằng công nghệ tàng hình của J-20 không hoạt động tốt, khả năng tàng hình của mẫu máy bay này thực sự khập khiễng, các vấn đề trong việc tàng hình rõ ràng là đáng chú ý, loại máy bay này không phải là tiêu chuẩn thế hệ thứ năm.

Các chuyên gia quân sự Đài Loan sau đó cho rằng công nghệ tàng hình của J-20 không hoạt động tốt, khả năng tàng hình của mẫu máy bay này thực sự khập khiễng, các vấn đề trong việc tàng hình rõ ràng là đáng chú ý, loại máy bay này không phải là tiêu chuẩn thế hệ thứ năm.

Trước đó, lực lượng Không quân Ấn Độ cũng cho biết họ có thể dễ dàng phát hiện J-20 bằng Su-30MKI, thậm chí họ không cần đến radar phòng không. Điều này trái ngược với những tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng J-20 của họ có thể vượt qua các máy bay khác như Rafale, Su-35, MiG-35.

Trước đó, lực lượng Không quân Ấn Độ cũng cho biết họ có thể dễ dàng phát hiện J-20 bằng Su-30MKI, thậm chí họ không cần đến radar phòng không. Điều này trái ngược với những tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng J-20 của họ có thể vượt qua các máy bay khác như Rafale, Su-35, MiG-35.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc quân sự lớn ở châu Á, cả hai quốc gia này đã mua sắm và phát triển một số nền tảng vũ khí tốt nhất hiện nay cho lực lượng quốc phòng của mình.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc quân sự lớn ở châu Á, cả hai quốc gia này đã mua sắm và phát triển một số nền tảng vũ khí tốt nhất hiện nay cho lực lượng quốc phòng của mình.

Lực lượng không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã triển khai máy bay chiến đấu mới nhất Chengdu J-20 vào tháng 2/2018, với tuyên bố rằng J-20 có khả năng tàng hình và là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất ở châu Á.

Lực lượng không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã triển khai máy bay chiến đấu mới nhất Chengdu J-20 vào tháng 2/2018, với tuyên bố rằng J-20 có khả năng tàng hình và là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất ở châu Á.

Tuy nhiên, máy bay chiến đấu hàng đầu của Không quân Ấn Độ Sukhoi Su-30 MKI đã có thể dễ dàng “nhìn thấy” chiếc Chengdu J-20 bay qua Tây Tạng, mặc dù chiếc máy bay này sử dụng công nghệ tàng hình.

Tuy nhiên, máy bay chiến đấu hàng đầu của Không quân Ấn Độ Sukhoi Su-30 MKI đã có thể dễ dàng “nhìn thấy” chiếc Chengdu J-20 bay qua Tây Tạng, mặc dù chiếc máy bay này sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo Tư lệnh Không quân Ấn Độ (IAF), Nguyên soái Birender Singh Dhanoa, radar của Su-30MKI đã phát hiện và theo dõi máy bay phản lực Chengdu J-20 khi chiếc máy bay này bay qua Tây Tạng.

Theo Tư lệnh Không quân Ấn Độ (IAF), Nguyên soái Birender Singh Dhanoa, radar của Su-30MKI đã phát hiện và theo dõi máy bay phản lực Chengdu J-20 khi chiếc máy bay này bay qua Tây Tạng.

Su-30MKI hiện có radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N011M, nhưng IAF đang trong quá trình nâng cấp máy bay chiến đấu với radar mảng quét điện tử chủ động Zhuk (AESA) tiên tiến hơn, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho việc J-20 giấu mình trước các tiêm kích Ấn Độ.

Su-30MKI hiện có radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N011M, nhưng IAF đang trong quá trình nâng cấp máy bay chiến đấu với radar mảng quét điện tử chủ động Zhuk (AESA) tiên tiến hơn, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho việc J-20 giấu mình trước các tiêm kích Ấn Độ.

Chengdu J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, đa chức năng cho các vai trò không đối không, không đối đất với tốc độ hành trình siêu âm và hệ thống điện tử hàng không tích hợp, được bay thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 11/1/2011.

Chengdu J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình một chỗ ngồi, đa chức năng cho các vai trò không đối không, không đối đất với tốc độ hành trình siêu âm và hệ thống điện tử hàng không tích hợp, được bay thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 11/1/2011.

Máy bay J-20 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAIG) phát triển và sản xuất, có chiều dài 20,3-20,5 mét, cao 4,45 mét và sải cánh 12,88-13,50 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa 34.000-37.000 kg. Tầm hoạt động của máy bay J-20 là khoảng 1.200 km, có thể tăng lên đến 2.700 km với thùng nhiên liệu bên ngoài.

Máy bay J-20 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAIG) phát triển và sản xuất, có chiều dài 20,3-20,5 mét, cao 4,45 mét và sải cánh 12,88-13,50 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa 34.000-37.000 kg. Tầm hoạt động của máy bay J-20 là khoảng 1.200 km, có thể tăng lên đến 2.700 km với thùng nhiên liệu bên ngoài.

J-20 hiện đang được trang bị động cơ AL-31 của Nga, tuy nhiên Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu một động cơ phản lực đốt sau WS-15 mới và mạnh hơn cho máy bay chiến đấu để duy trì tốc độ siêu âm. Máy bay có thể bay với tốc độ tối đa 2.100 km/h (khoảng 1,8 mach) và tốc độ leo cao là 304 mét/giây.

J-20 hiện đang được trang bị động cơ AL-31 của Nga, tuy nhiên Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu một động cơ phản lực đốt sau WS-15 mới và mạnh hơn cho máy bay chiến đấu để duy trì tốc độ siêu âm. Máy bay có thể bay với tốc độ tối đa 2.100 km/h (khoảng 1,8 mach) và tốc độ leo cao là 304 mét/giây.

J-20 có hai khoang bên với bốn điểm cứng cho tên lửa không đối không, trong khi thân máy bay có một khoang lớn hơn bên dưới để mang tên lửa và các loại vũ khí khác. J-20 cũng được trang bị một khẩu pháo bên trong, ngoài ra máy bay còn có radar AESA cùng với cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại/điện quang.

J-20 có hai khoang bên với bốn điểm cứng cho tên lửa không đối không, trong khi thân máy bay có một khoang lớn hơn bên dưới để mang tên lửa và các loại vũ khí khác. J-20 cũng được trang bị một khẩu pháo bên trong, ngoài ra máy bay còn có radar AESA cùng với cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại/điện quang.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng J-20 có hệ thống phát hiện điện quang thụ động giúp phi công có tầm bao quát 360°. Máy bay chiến đấu J-20 có buồng lái bằng kính với mái che hình bong bóng, có thể truy cập dữ liệu thời gian thực từ vệ tinh quân sự của Trung Quốc, máy bay không người lái chống tàng hình Divine Eagle và các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không khác.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng J-20 có hệ thống phát hiện điện quang thụ động giúp phi công có tầm bao quát 360°. Máy bay chiến đấu J-20 có buồng lái bằng kính với mái che hình bong bóng, có thể truy cập dữ liệu thời gian thực từ vệ tinh quân sự của Trung Quốc, máy bay không người lái chống tàng hình Divine Eagle và các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không khác.

Buồng lái J-20 có hai màn hình tinh thể lỏng (LCD) và một màn hình hiển thị hướng lên trên (HUD). J-20 có thể được vận hành thông qua hệ thống van tiết lưu và cần gạt truyền thống (HOTAS). Nguồn ảnh: Aircraft.

Buồng lái J-20 có hai màn hình tinh thể lỏng (LCD) và một màn hình hiển thị hướng lên trên (HUD). J-20 có thể được vận hành thông qua hệ thống van tiết lưu và cần gạt truyền thống (HOTAS). Nguồn ảnh: Aircraft.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/j-20-cua-trung-quoc-co-thuc-su-tang-hinh-nhu-quang-cao-1660495.html