Khám phá văn học Gothic

Văn học Gothic, một thể loại hư cấu kết hợp hai yếu tố kinh dị và lãng mạn, miêu tả sinh động những câu chuyện kỳ bí với sự ghê rợn, tuyệt vọng, kỳ dị và mang màu sắc u ám, xuất hiện tại Anh từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

 Bìa cuốn "Bảy chuyện kể Gothic"

Bìa cuốn "Bảy chuyện kể Gothic"

Khi nhắc tới nhà văn Đan Mạch Isak Dinesen, bạn đọc Việt Nam sẽ nghĩ ngay tới "Châu Phi nghìn trùng" - cuốn hồi ký của bà về 17 năm sống ở châu Phi. Nhưng thực ra, chính tác phẩm đầu tay "Bảy chuyện kể Gothic" xuất bản năm 1934 ở Mỹ đã đưa Isak Dinesen trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất thế kỷ 20.

"Bảy chuyện kể Gothic" lần đầu được xuất bản ở Mỹ vào tháng 4/1934 và nhanh chóng gây tiếng vang. Cuốn sách gồm 7 truyện, được đặt trong bối cảnh châu Âu thế kỷ 19. Các truyện này xoay quanh nhiều chủ đề, là sự kết hợp giữa các yếu tố lãng mạn và siêu nhiên với lối kể chuyện châm biếm, tinh tế.

Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy ví tác phẩm này là "một tòa kiến trúc ngôn ngữ đồ sộ, bí hiểm, khó vào". Đặc biệt, tác phẩm là cơ hội để độc giả Việt Nam hiểu hơn về văn học Gothic, một thể loại hư cấu kết hợp hai yếu tố kinh dị và lãng mạn, miêu tả sinh động những câu chuyện kỳ bí với sự ghê rợn, tuyệt vọng, kỳ dị và mang màu sắc u ám, xuất hiện tại Anh từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Bìa cuốn "Bảy chuyện kể Gothic"

Bìa cuốn "Bảy chuyện kể Gothic"

Đọc 7 câu chuyện của Isak Dinesen, độc giả sẽ như lạc vào một mê cung, một câu đố, không gian đa chiều, mà mỗi tình tiết mới khiến mỗi người không ngừng òa lên bất ngờ, phải trở lại đầu truyện để tìm những manh mối ẩn giấu mà tác giả đã khéo léo cài vào…

"Bảy chuyện kể Gothic" bản tiếng Việt do NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành có thêm 10 tranh minh họa màu. Ngoài ra, dịch giả Nguyễn Tuấn Bình cũng lược dịch thêm phần phân tích 7 truyện từ cuốn sách "Để hiểu Isak Dinesen" của nhà phê bình Susan C. Brantly, qua đó độc giả có thể hiểu hơn phong cách viết của nữ văn sĩ người Đan Mạnh này.

Lan Ngọc

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/kham-pha-van-hoc-gothic-20240605200301251.htm