Kinh ngạc cách người xưa xây tháp Chàm Poshanư đến nay chưa hết bí ẩn

Quần thể tháp Chàm Poshanư là công trình vĩ đại bậc nhất của người Chăm cổ. Sử dụng gạch đỏ và gắn kết bởi một chất kết dính đặc biệt, tháp nổi bật với kiến trúc độc đáo và chuyện tình bi thương của nàng công chúa Poshanư.

 Tháp Chàm Poshanư (tháp Chăm Phố Hài) nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Tháp Chàm Poshanư (tháp Chăm Phố Hài) nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Quần thể tháp Chàm Poshanư được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa.

Quần thể tháp Chàm Poshanư được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính nhất trong văn hóa Chăm Pa.

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh.

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh.

Cho đến nay tháp Chàm Poshanư được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó.

Cho đến nay tháp Chàm Poshanư được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó.

Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa. Được xây bằng gạch đỏ và gắn kết bởi một chất kết dính đặc biệt, các cửa tháp có hình vòm cuốn, mặt bằng tháp hình vuông, hình dáng thu nhỏ dần khi lên cao...

Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai – kiểu kiến trúc thành công nhất, đẹp nhất của người Chăm Pa. Được xây bằng gạch đỏ và gắn kết bởi một chất kết dính đặc biệt, các cửa tháp có hình vòm cuốn, mặt bằng tháp hình vuông, hình dáng thu nhỏ dần khi lên cao...

Cụm tháp Poshanư gồm một tháp chính và 2 tháp phụ, đều là tháp vuông nhiều tầng. Còn nhiều tháp khác đã sụp đổ nay chỉ còn là đống tàn tích.

Cụm tháp Poshanư gồm một tháp chính và 2 tháp phụ, đều là tháp vuông nhiều tầng. Còn nhiều tháp khác đã sụp đổ nay chỉ còn là đống tàn tích.

Tháp chính A cao 15m, gồm 3 tầng, cửa chính hướng về phía Đông vì người Chăm cổ tin rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh. Trong tháp thờ bộ phận sinh thực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối.

Tháp chính A cao 15m, gồm 3 tầng, cửa chính hướng về phía Đông vì người Chăm cổ tin rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh. Trong tháp thờ bộ phận sinh thực khí Linga – Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối.

Tháp C thờ Thần Lửa nằm bên cạnh tháp chính, có một cửa hướng về phía Đông. Đây là khối tháp nhỏ nhất trong 3 tháp, chỉ cao hơn 4m.

Tháp C thờ Thần Lửa nằm bên cạnh tháp chính, có một cửa hướng về phía Đông. Đây là khối tháp nhỏ nhất trong 3 tháp, chỉ cao hơn 4m.

Xa hơn là tháp B thờ Thần Bò Nandi. Theo truyền thuyết, thần Bò là vật cưỡi của thần Shiva. Cơ bản tháp B có hình dáng giống tháp chính nhưng đơn giản hơn, tháp cao khoảng 12m.

Xa hơn là tháp B thờ Thần Bò Nandi. Theo truyền thuyết, thần Bò là vật cưỡi của thần Shiva. Cơ bản tháp B có hình dáng giống tháp chính nhưng đơn giản hơn, tháp cao khoảng 12m.

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, tháp Chàm Poshanư còn gắn với chuyện tình bi thương của công chúa Poshanư và chồng là lãnh chúa Po Sahaniempar (theo đạo Hồi, sống ở vùng Ma Lâm).

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, tháp Chàm Poshanư còn gắn với chuyện tình bi thương của công chúa Poshanư và chồng là lãnh chúa Po Sahaniempar (theo đạo Hồi, sống ở vùng Ma Lâm).

Do luật lệ về tôn giáo, tình yêu của hai người luôn bị chia rẽ và hiểu lầm. Trong một lần hành hương, Po Sahaniempar không thấy vợ chờ đón, hiểu nhầm rằng Poshanư đã phản bội mình nên bỏ về phía nam.

Do luật lệ về tôn giáo, tình yêu của hai người luôn bị chia rẽ và hiểu lầm. Trong một lần hành hương, Po Sahaniempar không thấy vợ chờ đón, hiểu nhầm rằng Poshanư đã phản bội mình nên bỏ về phía nam.

Poshanư lặn lội đi tìm chồng để giải thích, khi đến Núi Ông – Tánh Linh tìm được chồng, nhưng lúc này ông đã yêu một người con gái dân tộc Raglây tên là Chargo.

Poshanư lặn lội đi tìm chồng để giải thích, khi đến Núi Ông – Tánh Linh tìm được chồng, nhưng lúc này ông đã yêu một người con gái dân tộc Raglây tên là Chargo.

Bà trở về và sống một mình. Để tôn vinh mối tình sâu lắng và công ơn bà Poshanư hướng dẫn nhân dân trồng trọt, khai rẫy, trồng bong dệt vải, dạy người dân những quy tắc ứng xử, giao tiếp tiến bộ… người Chăm đã tạc tượng bà và thờ trong tháp.

Bà trở về và sống một mình. Để tôn vinh mối tình sâu lắng và công ơn bà Poshanư hướng dẫn nhân dân trồng trọt, khai rẫy, trồng bong dệt vải, dạy người dân những quy tắc ứng xử, giao tiếp tiến bộ… người Chăm đã tạc tượng bà và thờ trong tháp.

Vì thế, những lễ nghi tôn giáo quan trọng đều được thực hiện ở tháp Chàm Poshanư. Hàng năm, các lễ cúng cầu bình an, làm lễ cầu mưa, cùng những nghi lễ truyền thống khác đều được tổ chức tạo ra nét đặc sắc văn hóa đặc biệt của người Chăm cổ.

Vì thế, những lễ nghi tôn giáo quan trọng đều được thực hiện ở tháp Chàm Poshanư. Hàng năm, các lễ cúng cầu bình an, làm lễ cầu mưa, cùng những nghi lễ truyền thống khác đều được tổ chức tạo ra nét đặc sắc văn hóa đặc biệt của người Chăm cổ.

Mời độc giả xem video:Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kinh-ngac-cach-nguoi-xua-xay-thap-cham-poshanu-den-nay-chua-het-bi-an-1553239.html