Lương tăng theo lộ trình, liệu giá cả có tăng?

Sau nhiều năm bị trễ thì việc tăng tốc để kiên quyết thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 thể hiện sự quyết tâm trên hai phương diện chính trị và năng lực kinh tế. Cơ chế tiền lương từng bước được hoàn thiện, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Anh Hà Văn Thanh gắn bó với doanh nghiệp này được 9 năm. Công việc chính là bốc xếp hàng cho công ty. Nguồn thu nhập chính gồm lương cơ bản và phụ cấp làm tăng ca.

Trong đó, lương cơ bản bình quân 1 tháng là 4.500.000 đồng; phụ cấp tăng ca hàng tháng phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thế nhưng, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, công việc giảm sút, thu nhập của anh Thanh bị giảm đáng kể trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng ít nhất 5 đến 10%, thậm chí có mặt hàng tăng đến 20%.

Giải bài toán tăng giá khi lương tăng theo lộ trình

Giải bài toán tăng giá khi lương tăng theo lộ trình

Trong nền kinh tế thị trường, đối với khu vực sản xuất, kinh doanh, tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường và đảm bảo tuân thủ quy định về tiền lương của pháp luật.

Đánh giá tác động khi thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, Chính phủ khẳng định, việc cải cách tiền lương theo cơ cấu 70% lương cơ bản, 30% phụ cấp tác động đến lạm phát dự kiến không nhiều, kể cả khi thu nhập người lao động khu vực công tăng.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận tác động gián tiếp, mang tính kỳ vọng, tạo tâm lý tăng giá các mặt hàng tiêu dùng là có thể có nhưng rất khó lượng hóa. Theo tính toán của Bộ Kế hoach và Đầi tư, việc tăng lương theo lộ trình cải cách tiền lương tác động đến lạm phát tăng thêm khoảng 0,21%/năm.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/luong-tang-theo-lo-trinh-lieu-gia-ca-co-tang-206556.htm