Nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày?
Mặc dù nước dừa được cho là thức uống thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống nước dừa cần chú ý về liều lượng để tránh các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.
Tiêu thụ nước dừa quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ
Gây khó chịu cho hệ thống tiêu hóa: Đôi khi sử dụng nước dừa quá nhiều có thể gây đầy hơi và khó chịu ở một số đối tượng.
Gây ngộ độc kali nếu sử dụng với liều cao: Nước dừa có thể làm tăng nhịp tim và gây huyết áp thấp nếu uống liên tục với lượng lớn. Các triệu chứng ngộ độc khác thường bao gồm mất phương hướng, chóng mặt, cơ thể nóng.
Làm tăng lượng đường trong máu: Nước dừa là đồ uống ngọt tự nhiên, không chứa đường. Tuy nhiên vẫn có chứa Carbohydrate và Calo, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là ở người bệnh tiểu đường.
Làm hạ huyết áp quá nhanh: Trong một số trường hợp, bạn dùng thuốc điều trị huyết áp cao, dừa có thể làm huyết áp tụt xuống quá thấp, gây ngất xỉu.
Có thể gây dị ứng: Tương tự như các loại thực phẩm khác, nước dừa có thể gây dị ứng. Do đó, nếu tường có tiền sử dị ứng, bạn cần cân nhắc khi sử dụng nước dừa.
Lợi tiểu: Đặc tính của nước dừa là lợi tiểu, điều này có thể khiến bạn đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi.
Có thể gây mất cân bằng điện giải: Hàm lượng Kali cao có thể gây tăng Kali máu, dẫn đến chóng mặt, mất ý thức và dẫn đến tử vong nếu tiêu thụ quá mức.
Không tốt cho người có cơ địa lạnh: Người có cơ thể thiên hàn không nên sử dụng quá nhiều dừa, đặc biệt là dừa ướp lạnh. Điều này có thể khiến bạn bị cảm và cảm thấy khó chịu thường xuyên hơn.
Nên uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày?
Liều lượng sử dụng nước dừa mỗi ngày phụ thuộc vào mục đích và thể trạng của người dùng. Đối với những người khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, không điều trị bất cứ bệnh lý nào, có thể uống dừa mỗi ngày.
Liều lượng nước dừa khuyến cáo mỗi ngày khoảng 300-500ml để tránh nhiễm độc kali.
Nếu bạn đang mang thai, huyết áp thấp hoặc có bất cứ điều kiện y tế nào liên quan đến thận, nên sử dụng dừa với liều thấp hơn. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng an toàn.
Ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa thường được dùng giải khát vào mùa hè để giải nhiệt. Đây là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng lại không dành cho một số người sau:
_ Hàm lượng kali trong nước dừa rất cao nên những người có lượng kali cao trong máu thì khuyến khích không nên dùng.
_ Huyết áp thấp không nên dùng nước dừa để tránh xảy ra tình trạng tụt huyết áp.
_ Người có vấn đề về thận nếu dùng nhiều sẽ làm tăng áp lực lên thận, có nguy cơ dẫn đến suy thận.
_ Trước khi phẫu thuật không nên dùng nước dừa vì dễ mất kiểm soát huyết áp.
Lưu ý khi dùng nước dừa
Không nên uống quá 1 trái dừa/ ngày hay sử dụng nhiều mỗi ngày. Uống nước dừa quá nhiều rất dễ gây dư lượng đường. Dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, uống quá nhiều cũng có thể gây ra nguy hại cho thận và làm rối loạn nhịp tim.
Khi sử dụng cần để ý, nếu mua nước dừa đóng chai thì cần kiểm tra thành phần bên trong để xem có phải hàng nguyên chất không hay là sản phẩm được làm từ chất làm ngọt.
Nước dừa là một thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng dừa với liều lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu bạn có bất cứ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng dừa.
Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nen-uong-bao-nhieu-nuoc-dua-moi-ngay-401867.html