Ngắm ngôi đền gần 2000 năm tuổi, có lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đền Bà Triệu tọa lạc tại núi Gai, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa có lịch sử gần 2.000 năm tuổi. Mới đây, lễ hội đền Bà Triệu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Video: Đền Bà Triệu gần 2000 năm tuổi, có lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đền Bà Triệu cách TP Thanh Hóa 18km về phía Bắc và cách Hà Nội 137km về phía Nam, là nơi thờ tự vị nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3. Đền nằm trên núi Gai, sát Quốc lộ 1A, đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đền Bà Triệu cách TP Thanh Hóa 18km về phía Bắc và cách Hà Nội 137km về phía Nam, là nơi thờ tự vị nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3. Đền nằm trên núi Gai, sát Quốc lộ 1A, đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, do vua Lý Nam Đế lập để tưởng nhớ vị nữ anh hùng có lòng yêu nước. Sau nhiều lần bị tàn phá, tới thời vua Minh Mạng, ngôi đền được di chuyển về vị trí hiện tại. Cuối thế kỷ 18, đền bắt đầu có diện mạo như ngày nay.

Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, do vua Lý Nam Đế lập để tưởng nhớ vị nữ anh hùng có lòng yêu nước. Sau nhiều lần bị tàn phá, tới thời vua Minh Mạng, ngôi đền được di chuyển về vị trí hiện tại. Cuối thế kỷ 18, đền bắt đầu có diện mạo như ngày nay.

Ngôi đền có cảnh quan, kiến trúc vừa trầm mặc, cổ kính vừa tinh tế, hài hòa. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Ngôi đền có cảnh quan, kiến trúc vừa trầm mặc, cổ kính vừa tinh tế, hài hòa. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá.

Khu vực Nghi môn ngoại được xây bằng đá nguyên khối với kiểu tứ trụ độc đáo.

Khu vực Nghi môn ngoại được xây bằng đá nguyên khối với kiểu tứ trụ độc đáo.

Qua Nghi môn ngoại là khu vực hồ nước xanh mát có chiều dài 29,8m, rộng 42,2m. Hồ tọa lạc đối diện với Nghi môn nội, có bậc thang lên xuống để thuận tiện cho việc tham quan và ngắm đàn cá bơi lội dưới hồ.

Qua Nghi môn ngoại là khu vực hồ nước xanh mát có chiều dài 29,8m, rộng 42,2m. Hồ tọa lạc đối diện với Nghi môn nội, có bậc thang lên xuống để thuận tiện cho việc tham quan và ngắm đàn cá bơi lội dưới hồ.

Nghi môn nội được thiết kế tương tự như khu vực Tam Quan, hai bên cửa chính được đặt 2 bức tượng nghê chầu cổ bằng đá.

Nghi môn nội được thiết kế tương tự như khu vực Tam Quan, hai bên cửa chính được đặt 2 bức tượng nghê chầu cổ bằng đá.

Bước qua Nghi môn nội là hai bức tượng voi được tạc bằng đá nguyên khối, chầu hai bên.

Bước qua Nghi môn nội là hai bức tượng voi được tạc bằng đá nguyên khối, chầu hai bên.

Khu vực Hậu cung được xây dựng với kiến trúc 3 gian 2 chái, chiều dài 2,45m, rộng 6,9m.

Khu vực Hậu cung được xây dựng với kiến trúc 3 gian 2 chái, chiều dài 2,45m, rộng 6,9m.

Các khung vì, kèo ở hậu cung cũng được trang trí với nhiều bức tranh chạm nổi đẹp mắt.

Các khung vì, kèo ở hậu cung cũng được trang trí với nhiều bức tranh chạm nổi đẹp mắt.

Bên trong đền có bức hoành phi sơn son thiếp vàng về vị Vua Bà.

Bên trong đền có bức hoành phi sơn son thiếp vàng về vị Vua Bà.

Hằng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, tham quan.

Hằng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái, tham quan.

Năm 1979, đền thờ và lăng mộ Bà ở xã Triệu Lộc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu.

Năm 1979, đền thờ và lăng mộ Bà ở xã Triệu Lộc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu.

Hằng năm, lễ hội Bà Triệu được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 24-2 (Âm lịch) để tưởng nhớ vị Anh hùng Triệu Thị Trinh - người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.

Hằng năm, lễ hội Bà Triệu được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 24-2 (Âm lịch) để tưởng nhớ vị Anh hùng Triệu Thị Trinh - người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.

Mới đây, Lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mới đây, Lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 trong 3 ngày (11-13 tháng 3), nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22-2 Mậu Thìn 248 – 22-2 năm Quý Mão 2023) theo quy mô cấp tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 trong 3 ngày (11-13 tháng 3), nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22-2 Mậu Thìn 248 – 22-2 năm Quý Mão 2023) theo quy mô cấp tỉnh.

Đây là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Thanh Hóa nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử đền Bà Triệu.

Đây là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Thanh Hóa nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích lịch sử đền Bà Triệu.

Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/diem-den-xu-thanh/ngam-ngoi-den-gan-2000-nam-tuoi-co-le-hoi-duoc-cong-nhan-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia/26403.htm