Ngày Tết, về Kinh Bắc chơi trò Chạy Ró làng Guột

Chạy Ró là trò chơi mà tất cả mọi người từ ông bà cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, du khách đều có thể tham gia. Đây là trò chơi dân gian có trong các dịp lễ Tết, thể hiện quyền bình đẳng, sự sáng tạo của con người thông qua các trang phục được đặt trong mỗi chiếc ró.

Nói đến Kinh Bắc mọi người thường hình dung về nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu với những lễ hội và câu hát giao duyên Quan họ thấm đậm tình người, và các trò chơi dân gian đặc sắc… Một trong những trò chơi dân gian chỉ có ở vùng Kinh Bắc này là Chạy Ró. Đây là trò chơi dân gian hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa và tinh thần thể thao, thu hút đông đảo nhân dân của địa phương tham gia, trò chơi thường tổ chức vào ngày Tết, Lễ hội

Nói đến Kinh Bắc mọi người thường hình dung về nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu với những lễ hội và câu hát giao duyên Quan họ thấm đậm tình người, và các trò chơi dân gian đặc sắc… Một trong những trò chơi dân gian chỉ có ở vùng Kinh Bắc này là Chạy Ró. Đây là trò chơi dân gian hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa và tinh thần thể thao, thu hút đông đảo nhân dân của địa phương tham gia, trò chơi thường tổ chức vào ngày Tết, Lễ hội

Chạy Ró xuất phát từ luật chơi chỉ có ở thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Người có thâm niên trong việc tổ chức trò chơi chạy Ró, ông Nguyễn Văn Nam, giải thích về cái tên đặc biệt của trò chơi: "Gọi là chạy Ró vì hoạt động của trò chơi cần dùng đến chiếc ró. Đó là một chiếc túi rộng gần giống cái bị được đan bằng cói hoặc thân cây bèo tây. Bên trong mỗi chiếc ró chứa một bộ trang phục của đủ mọi giới, mọi ngành (nam, nữ, sĩ, công, nông, thương, bộ đội, nhà sư hay trang phục của người Kinh Bắc xưa: áo tứ thân, áo the khăn xếp)...

Chạy Ró xuất phát từ luật chơi chỉ có ở thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Người có thâm niên trong việc tổ chức trò chơi chạy Ró, ông Nguyễn Văn Nam, giải thích về cái tên đặc biệt của trò chơi: "Gọi là chạy Ró vì hoạt động của trò chơi cần dùng đến chiếc ró. Đó là một chiếc túi rộng gần giống cái bị được đan bằng cói hoặc thân cây bèo tây. Bên trong mỗi chiếc ró chứa một bộ trang phục của đủ mọi giới, mọi ngành (nam, nữ, sĩ, công, nông, thương, bộ đội, nhà sư hay trang phục của người Kinh Bắc xưa: áo tứ thân, áo the khăn xếp)...

"Trò chơi này không chỉ mang lại tiếng cười cho cả người chơi và đông đảo nhân dân đi xem mà còn mang một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời", ông Nam nói.

"Trò chơi này không chỉ mang lại tiếng cười cho cả người chơi và đông đảo nhân dân đi xem mà còn mang một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời", ông Nam nói.

Thể lệ chơi chạy Ró cũng rất đơn giản, 8 - 10 người tham gia trò chơi tương ứng với số ró đã được chuẩn bị từ trước. Sau tiếng trống hiệu lệnh, người chơi chạy từ vạch xuất phát tới chỗ đặt những chiếc ró và nhanh tay lựa chọn cho mình một chiếc bất kì.

Thể lệ chơi chạy Ró cũng rất đơn giản, 8 - 10 người tham gia trò chơi tương ứng với số ró đã được chuẩn bị từ trước. Sau tiếng trống hiệu lệnh, người chơi chạy từ vạch xuất phát tới chỗ đặt những chiếc ró và nhanh tay lựa chọn cho mình một chiếc bất kì.

Nhiệm vụ của người chơi lúc này là vừa chạy xung quanh tạo thành một vòng tròn vừa mặc bộ trang phục đựng trong chiếc ró mà mình vừa giành được.

Nhiệm vụ của người chơi lúc này là vừa chạy xung quanh tạo thành một vòng tròn vừa mặc bộ trang phục đựng trong chiếc ró mà mình vừa giành được.

Người tham gia trò chơi không được biết loại trang phục để trong ró. Khi Trọng tài đánh trống, ra hiệu lệnh xuất phát, người chơi chạy đến chỗ đặt ró và chọn một chiếc cho mình rồi trở lại vi trí cũ. Tiếp đó, theo tiếng trống của Trọng tài, những người chơi chạy thành vòng tròn rồi vừa chạy vừa mặc quần áo mà vẫn phải cầm ró cói. Chỉ khi nào tiếng trống dừng thì người chơi mới được quyền đặt ró cói xuống đất. Khi trống vang lên lại tiếp tục cầm ró cói lên rồi vừa chạy vừa mặc quần áo.

Người tham gia trò chơi không được biết loại trang phục để trong ró. Khi Trọng tài đánh trống, ra hiệu lệnh xuất phát, người chơi chạy đến chỗ đặt ró và chọn một chiếc cho mình rồi trở lại vi trí cũ. Tiếp đó, theo tiếng trống của Trọng tài, những người chơi chạy thành vòng tròn rồi vừa chạy vừa mặc quần áo mà vẫn phải cầm ró cói. Chỉ khi nào tiếng trống dừng thì người chơi mới được quyền đặt ró cói xuống đất. Khi trống vang lên lại tiếp tục cầm ró cói lên rồi vừa chạy vừa mặc quần áo.

Điều khó khăn là trong suốt quá trình chạy, người chơi có thể dùng các cách khác nhau, có thể cầm trên tay, có thể dùng miệng giữ chặt nhưng nhất thiết không được đặt ró xuống đất. Trong khi đó từng lớp trang phục vẫn phải mặc lên người theo đúng tuần tự như áo lót mặc trong áo dài mặc ngoài, yếm trước tứ thân và dải lụa đào mặc sau...

Điều khó khăn là trong suốt quá trình chạy, người chơi có thể dùng các cách khác nhau, có thể cầm trên tay, có thể dùng miệng giữ chặt nhưng nhất thiết không được đặt ró xuống đất. Trong khi đó từng lớp trang phục vẫn phải mặc lên người theo đúng tuần tự như áo lót mặc trong áo dài mặc ngoài, yếm trước tứ thân và dải lụa đào mặc sau...

Nếu người chơi đánh rơi ró sẽ bị trừ điểm. Chỉ khi nào tiếng trống ngừng thì người chơi mới được đặt ró xuống đất. Sau đợt trống giục lần thứ nhất, vài giây sau, tiếng trống giục tiếp theo cất lên, người chơi lại phải cầm ró vừa chạy vừa mặc bộ trang phục.

Nếu người chơi đánh rơi ró sẽ bị trừ điểm. Chỉ khi nào tiếng trống ngừng thì người chơi mới được đặt ró xuống đất. Sau đợt trống giục lần thứ nhất, vài giây sau, tiếng trống giục tiếp theo cất lên, người chơi lại phải cầm ró vừa chạy vừa mặc bộ trang phục.

Trò chơi chạy Ró là nơi để tất cả mọi người từ ông bà cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, du khách đều có thể tham gia. Đây là trò chơi dân gian thể hiện quyền bình đẳng, sự sáng tạo thông qua các trang phục được đặt trong mỗi chiếc ró.

Trò chơi chạy Ró là nơi để tất cả mọi người từ ông bà cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, du khách đều có thể tham gia. Đây là trò chơi dân gian thể hiện quyền bình đẳng, sự sáng tạo thông qua các trang phục được đặt trong mỗi chiếc ró.

Chạy Ró làng Guột qua bao đời vẫn giữ được nét độc đáo của môn thể thao mang lại sức khỏe, sự khéo léo, tinh tế và hóm hỉnh. Người dân làng Guột luôn tự hào vì vẫn giữ gìn, phát huy được trò chơi dân gian này như giữ gìn nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Kinh Bắc

Chạy Ró làng Guột qua bao đời vẫn giữ được nét độc đáo của môn thể thao mang lại sức khỏe, sự khéo léo, tinh tế và hóm hỉnh. Người dân làng Guột luôn tự hào vì vẫn giữ gìn, phát huy được trò chơi dân gian này như giữ gìn nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Kinh Bắc

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ngay-tet-ve-kinh-bac-choi-tro-chay-ro-lang-guot-169230123121818179.htm