Nghệ sĩ biến rác thải nhựa thành tác phẩm nghệ thuật sắp đặt ấn tượng

Để nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển, Fu Junsheng thu thập rác thải nhựa trôi dạt vào đảo Miaodao (Trung Quốc), biến chúng thành tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.

Khi những đám mây giông kéo đến trên bãi biển bị lãng quên ở đảo Miaodao của Trung Quốc, nghệ sĩ Fu Junsheng (36 tuổi) vẫn cần mẫn thu gom đống rác thải nhựa trôi dạt vào bờ để tìm kiếm cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật mới.

Bờ biển Miaodao nơi nghệ sĩ sinh sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi rác thải nhựa.

Bờ biển Miaodao nơi nghệ sĩ sinh sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi rác thải nhựa.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và phát thải nhựa lớn nhất thế giới. Các nhà máy của Trung Quốc sản xuất khoảng 75 triệu tấn sản phẩm nhựa mỗi năm. Các hòn đảo nằm ven biển trở thành nơi quy tụ của rác nhựa.

Mỗi cơn giông hay thủy triều lên lại kéo từng đợt sóng rác lên bãi biển cát trắng của đảo Miaodao, nơi nằm ở phía bắc Trung Quốc. Từ 8 năm trước, Fu quyết định biến rác thải nhựa thành tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp bảo vệ môi trường.

"Thế hệ chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Trong quá trình đó, đôi khi con người đã bỏ bê thiên nhiên, thậm chí hoàn toàn phớt lờ nó", Fu Junsheng chỉ vào những thứ trong xưởng vẽ của mình. Nơi đây ngập tràn những tác phẩm được tạo ra từ nhựa trôi dạt vào bờ.

Fu Junsheng nhặt những rác thải nhựa để sắp xếp thành các tác phẩm nghệ thuật vì môi trường.

Fu Junsheng nhặt những rác thải nhựa để sắp xếp thành các tác phẩm nghệ thuật vì môi trường.

Các món đồ trôi dạt vào biển đa phần là đồ dùng hàng ngày như dép, bàn chải...

Các món đồ trôi dạt vào biển đa phần là đồ dùng hàng ngày như dép, bàn chải...

“Rác thải biển đang hủy hoại cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúng không biến mất mà thay vào đó là phân hủy thành những hạt nhỏ. Sinh vật biển và cuối cùng là chúng ta sẽ ăn phải", người nghệ sĩ nói thêm.

Món đồ lâu đời nhất mà Fu thu thập được là một vỏ gói mì ăn liền từ năm 1993. Mặc dù đã tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên hơn 30 năm, nó vẫn còn nguyên vẹn, hầu như không có dấu hiệu phân hủy.

Fu còn tìm thấy bật lửa và chai cà phê trôi dạt từ Hàn Quốc sang Trung Quốc trong các chuyến đi dạo trên bãi biển của mình. “Bảo vệ sinh thái biển đòi hỏi mọi người từ các quốc gia và khu vực khác nhau phải cùng làm việc. Đây không phải là vấn đề riêng ai đó, mà là vấn đề toàn cầu rộng lớn hơn”, anh chia sẻ.

Một trong những tác phẩm sắp đặt ấn tượng nhất là gần 900 đôi dép xỏ ngón, được trưng bày trước những bức tranh sơn dầu phong cảnh biển.

Một trong những tác phẩm sắp đặt ấn tượng nhất là gần 900 đôi dép xỏ ngón, được trưng bày trước những bức tranh sơn dầu phong cảnh biển.

Nhiều vỏ thuốc cũng được tìm thấy trên bãi biển, rác thải này không thể phân hủy theo thời gian mà sẽ thành hạt vi nhựa.

Nhiều vỏ thuốc cũng được tìm thấy trên bãi biển, rác thải này không thể phân hủy theo thời gian mà sẽ thành hạt vi nhựa.

Chỉ 30% rác thải được tái chế, đưa vào bãi chôn lấp hoặc đốt, trong khi 70% thải trực tiếp ra môi trường. Fu cũng lập luận rằng việc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhựa là không thực tế, nhưng điều cần thiết là phải sử dụng nó theo cách có kiểm soát hơn.

Nhiều bình luận trên mạng xã hội thể hiện sự ngưỡng mộ cũng như đồng cảm: “Những tác phẩm này nhằm mục đích giúp chúng ta cảm thấy sạch sẽ và xinh đẹp hơn”, “Rác thải nhựa thường trôi ra đại dương, gây ô nhiễm nước, phá hủy hệ sinh thái biển và cuối cùng khiến thế giới của chúng ta kém đẹp hơn”,...

Hoàng Hà (Nguồn: SCMP)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/nghe-si-bien-rac-thai-nhua-thanh-tac-pham-nghe-thuat-sap-dat-an-tuong-ar910722.html