Nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở của VKSND tỉnh Đắk Lắk

Ngày 29/11/2024, Hội đồng khoa học VKSND tối cao đã tiến hành nghiệm thu kết quả nghiên cứu và đánh giá mức 'Xuất sắc' đối với đề tài khoa học cấp cơ sở 'Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Thực trạng và giải pháp' của VKSND tỉnh Đắk Lắk.

Hội đồng nghiệm thu gồm đồng chí Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Chi, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Chủ tịch) và các đồng chí Tiến sĩ Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ 2; đồng chí Th.S Vũ Hồng Điệp, Phó Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Hà Nội; đồng chí Th.S Đỗ Văn Thường, Phó Vụ trưởng Vụ 14 và đồng chí Th.S Lại Thị Thu Hà, Trưởng phòng Vụ 14 VKSND tối cao.

Buổi đánh giá, nghiệm thu được thực hiện dưới hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu VKSND tối cao đến điểm cầu VKSND tỉnh Đắk Lắk.

Buổi đánh giá, nghiệm thu được thực hiện dưới hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu VKSND tối cao đến điểm cầu VKSND tỉnh Đắk Lắk.

Theo Quyết định số 461/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc giao nghiên cứu, xây dựng đề tài khoa học, đề án năm 2024, VKSND tỉnh Đắk Lắk được giao thực hiện đề tài khoa học cấp cơ sở mang tên “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Thực trạng và giải pháp”.

Đề tài do đồng chí Th.S Nguyễn Xuân Hòa, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh làm Chủ nhiệm; các đồng chí Th.S Lê Quang Tiến - Viện trưởng VKSND tỉnh, Th.S Trần Thị Nhân - Trưởng Phòng 2 và Th.S Nguyễn Trường Lưu - Phó Chánh Văn phòng làm thành viên.

 Ban Chủ nhiệm đề tài và Phòng 2 VKSND tỉnh tham dự buổi nghiệm thu của Hội đồng khoa học VKSND tối cao.

Ban Chủ nhiệm đề tài và Phòng 2 VKSND tỉnh tham dự buổi nghiệm thu của Hội đồng khoa học VKSND tối cao.

Đề tài tập trung phân tích tình hình, đặc điểm, đặc thù tội phạm giết người trên địa bàn; thực trạng các yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người của hai cấp Kiểm sát tỉnh Đắk Lắk. Thông qua phương pháp phân tích, diễn giải, đề tài cũng đã nêu lên những kết quả đạt được từ năm 2019 đến năm 2023. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân.

Giá trị thực tiễn là đánh giá được hạn chế liên quan trong quản lý, lãnh đạo chỉ đạo và tổng hợp được 6 dạng vi phạm của Kiểm sát viên tỉnh Đắk Lắk trong công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết án giết người, góp phần rút kinh nghiệm cho công tác này.

Sau khi làm rõ cơ sở nội dung của dự báo tình hình và yêu cầu đặt ra trong thời gian tới trên địa bàn, đề tài đã đề xuất, phân tích 4 nhóm giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, đó là: Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo điều hành và tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo đối với công chức, Kiểm sát viên trong hoạt động THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự; Nâng cao chất lượng công tác cán bộ; tăng cường năng lực, kỹ năng chuyên sâu của Kiểm sát viên trong THQCT, kiểm sát vụ án giết người; Tăng cường hiệu quả phối hợp trong Ngành và giữa VKSND hai cấp tỉnh Đắk Lắk với các cơ quan tiến hành tố tụng; Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người.

Trong đó, chú trọng cử lãnh đạo, Kiểm sát viên đi đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu kỹ năng xây dựng, báo cáo án bằng sơ đồ tư duy; kỹ năng trình chiếu chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa; Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị chủ động đề ra các biện pháp cụ thể để làm thay đổi nhận thức cho đội ngũ công chức, hình thành thói quen ứng dụng sơ đồ tư duy trong giải quyết án hình sự nói chung và án giết người nói riêng, đưa việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giải quyết các vụ việc, vụ án trở thành phương pháp, lề lối, văn hóa làm việc trong toàn Ngành nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

 Ban Chủ nhiệm VKSND tỉnh Đắk Lắk báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng hình thức video clip.

Ban Chủ nhiệm VKSND tỉnh Đắk Lắk báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng hình thức video clip.

Bên cạnh đó, đề tài đã mạnh dạn kiến nghị 2 nội dung, xoay quanh việc đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn đối với trường hợp phạm tội giết người chưa đạt, giết người do tinh thần bị kích động mạnh, phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và đề nghị VKSND tối cao tổ chức hội nghị chuyên đề về các vụ án giết người bị hủy để điều tra lại, bị tuyên không phạm tội hoặc phải đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra không chứng minh được hành vi phạm tội, hoặc bị cải sửa nghiêm trọng về tội danh, khung hình phạt để tập huấn trong toàn Ngành, từ đó nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Lãnh đạo, Kiểm sát viên trong THQCT và kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người.

Những giải pháp, kiến nghị đã được phân tích, lý giải là sự đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lý luận, và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của VKSND trong công tác THQCT, kiểm sát việc giải quyết các vụ án giết người, góp phần bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động tư pháp tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

Sau khi nghe những ý kiến nhận xét có tính chuyên môn cao của các thành viên Hội đồng khoa học, đồng chí Chủ nhiệm đề tài bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, đồng thời tiếp thu toàn bộ những góp ý để hoàn thiện kết quả nghiên cứu đúng theo yêu cầu.

Sau khi nghe những ý kiến nhận xét có tính chuyên môn cao của các thành viên Hội đồng khoa học, đồng chí Chủ nhiệm đề tài bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc, đồng thời tiếp thu toàn bộ những góp ý để hoàn thiện kết quả nghiên cứu đúng theo yêu cầu.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã tham mưu Viện trưởng VKSND tỉnh ban hành Thông báo rút kinh nghiệm, nêu lên 6 dạng vi phạm của Kiểm sát viên và một số vi phạm tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, góp phần định hướng cụ thể, trong việc khắc phục những vi phạm, thiếu sót, đồng thời có giá trị là tài liệu hướng dẫn thực tiễn quan trọng, cho các Kiểm sát viên, Điều tra viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phối hợp giải quyết các vụ án giết người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới.

Sau khi nghe Ban Chủ nhiệm báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu (bằng hình thức video clip), các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu đã tiến hành thảo luận, nhận xét, đánh giá nội dung Đề tài và họp chấm điểm. Kết quả Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài ở mức “Xuất sắc”. Đồng thời, yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề tài nhanh chóng chỉnh sửa một số nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng góp ý./.

Hải Âu

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/nghiem-thu-de-tai-khoa-hoc-cap-co-so-cua-vksnd-tinh-dak-lak-168950.html