Ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Chùa Dâu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Pháp Vân Tứ, Duyên Ứng Tự, Cổ Châu Tự, Thiền Định Tự. Được biết, nơi đây là trung tâm của thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên.

Theo Cục Di sản Văn hóa, chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được khởi dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - 4 vị nữ thần hình thành từ sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Chùa Dâu được xem là ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam.

Chùa Dâu được xem là ngôi chùa phật giáo cổ nhất Việt Nam.

Chùa thờ chính là thần Pháp Vân - một trong Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp. Những vị thần này trong nông nghiệp được tôn thờ để cầu mong cho "mưa thuận gió hòa". Phía dưới Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ ở hai bên đang thực hiện một điệu múa cổ xưa. Trong ảnh là chân dung pho tượng Ngọc Nữ có niên đại từ thế kỷ 18. Đặt trước tượng Pháp Vân là hộp đựng Thạch Quang, viên đá nằm trong thân cây dung thụ tạc nên tượng Tứ Pháp mà theo sự tích là hóa thân của con gái vị tăng sĩ Ấn Độ, Khâu Đà La và bà Man Nương người Luy Lâu, học trò của ông.

Chùa Dâu thờ chính là thần Pháp Vân - một trong Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp.

Chùa Dâu thờ chính là thần Pháp Vân - một trong Tứ Pháp gồm các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng tự nhiên là mây, gió, sấm, chớp.

Chùa Dâu đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, với sự tàn phá của chiến tranh và thời gian, nhưng những giá trị tâm linh và văn hóa vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

Khi đến Chùa Dâu, du khách sẽ được tham quan một ngôi chùa nằm trên một khu đất rộng, cao, với cây cối xung quanh mọc phồn thịnh, tạo nên khung cảnh độc đáo và thư giãn. Kiến trúc của Chùa Dâu mang đậm dấu ấn của những ngôi chùa cổ, là sự kết hợp của nét điêu khắc và kiến trúc thời Lê - Nguyễn.

Chùa Dâu có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân.

Chùa Dâu có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân.

Mặt trước chùa Dâu nhìn từ khoảng sân hướng ra đường quốc lộ 17. Điểm nhấn về kiến trúc của chùa Dâu là tháp Hòa Phong cao khoảng 17 m nằm giữa sân. Tòa tháp có kết cấu bằng gạch mộc nung thủ công. Năm 1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng, đến nay chỉ còn lại 3. Trên tầng hai của tháp có tấm khắc ba chữ “Hòa Phong tháp”. Bên trái tòa tháp là tấm bia đá dựng năm 1738, bên phải là tượng cừu đá có từ 1.800 năm trước.

Bên trong tháp có bộ chuông khánh bằng đồng đúc lần lượt vào năm 1793 và 1817. Khi xưa, trong dân gian lưu truyền câu thơ về tháp: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.

Chùa Dâu nhìn từ trên cao.

Chùa Dâu nhìn từ trên cao.

Tháp Hòa Phong có 4 cửa vòm ở mỗi tầng. Tại các góc ở chân tháp có bệ thờ “Tứ vị Thiên Vương” với quan niệm đây là các vị thần cai quản bốn phương trời. Tượng làm từ gỗ phủ sơn, cao 1,6 m và có niên đại từ thế kỷ 18.

Khu vườn tháp của chùa Dâu.

Khu vườn tháp của chùa Dâu.

Vườn tháp của chùa hiện có 8 tháp gạch là nơi yên nghỉ của các vị sư từng tu tại chùa, có niên đại từ thời Lê đến thời Nguyễn, khoảng từ thế kỷ 14 đến 19. Hiện chùa dâu không chỉ là một điểm du lịch tâm linh, mà còn là biểu tượng của lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Theo Thương hiệu và Pháp luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ngoi-chua-lau-doi-nhat-viet-nam-nam-o-tinh-nao/20241214011916254