Nguy cơ mất an toàn từ hoạt động chợ dân sinh

Với đặc điểm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nhộn nhịp và đông người qua lại, cùng với việc cơ sở vật chất không đảm bảo, các chợ dân sinh nếu không có sự quản lý sâu sát, nhắc nhở thường xuyên của lực lượng chức năng sẽ trở thành những nơi có nguy cơ lây lan và phát tán COVID – 19.

Để chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID -19, Sở Công Thương Hà Nội đã có văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, qua khảo sát vào ngày 14/4 của chúng tôi, vẫn còn không ít nơi, chợ dân sinh chưa thực sự đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra.

Nằm trong làng Ngọc Hà, hình thành từ lâu đời và có mật độ dân số cao, vào buổi sáng, các hoạt động mua bán tại chợ Hữu Tiệp (P. Ngọc Hà, Q. Ba Đình, Hà Nội) diễn ra khá tập nập. Tuy nhiên do phần lớn các hoạt động mua bán của khu chợ nằm dọc các con đường nhỏ hẹp và cũng là đường lưu thông của người dân trong làng Ngọc Hà nên khu vực này có mật độ lưu thông khá cao.

Việc giữ khoảng cách 2 m trong quá trình bán, lựa chọn hàng và thanh toán là không đảm bảo. Mặt khác, trong thời gian Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chưa hết hiệu lực nhưng tại khu chợ này vẫn có các cơ sở kinh doanh hàng không thiết yếu đã mở cửa hoạt động trở lại.

Người dân túm năm tụm ba, "phớt lờ" khoảng cách an toàn tại chợ Hữu Tiệp.

Người dân túm năm tụm ba, "phớt lờ" khoảng cách an toàn tại chợ Hữu Tiệp.

Mua đồ ăn không giữ khoảng cách...

Mua đồ ăn không giữ khoảng cách...

Ngồi giữa chợ nhưng không đeo khẩu trang.

Ngồi giữa chợ nhưng không đeo khẩu trang.

Hoặc có đeo cũng như không.

Hoặc có đeo cũng như không.

Tại chợ dân sinh Ngọc Khánh (Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) tình trạng cũng gần tương tự như chợ Hữu Tiệp. Tuy nhiên, tại các lối ra vào khu chợ tạm này có cắm chốt kiểm soát, có biển báo và có nhân viên đi kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở nên các hoạt động phòng chống dịch được tuân thủ tốt hơn.

Chốt có nhân viên, biển báo tại lối vào chợ tạm Ngọc Khánh.

Chốt có nhân viên, biển báo tại lối vào chợ tạm Ngọc Khánh.

Do chật hẹp, các cửa hàng san sát gần nhau, người mua hàng cũng tấp nập nên không đảm bảo qui định về khoảng cách an toàn.

Do chật hẹp, các cửa hàng san sát gần nhau, người mua hàng cũng tấp nập nên không đảm bảo qui định về khoảng cách an toàn.

Hình ảnh cô bán gà khi 'tháo" khẩu trang trong khu chợ Ngọc Khánh.

Hình ảnh cô bán gà khi 'tháo" khẩu trang trong khu chợ Ngọc Khánh.

Người dân mua hàng nhưng cũng 'quên" khẩu trang.

Người dân mua hàng nhưng cũng 'quên" khẩu trang.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều chợ dân sinh khác trên địa bàn Hà Nội cũng chưa đáp ứng tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều khu chợ, đặc biệt các khu chợ nhỏ, chợ tạm, chợ cóc, như chợ ở khu D2, D3 Giảng Võ (Q.Ba Đình) hay chợ ở đường Vũ Thạch (Q. Đống Đa)… do thiếu cơ sở vật chất nên các công tác đặt chốt kiểm soát, bố trí nước rửa tay, biển chỉ dẫn hay bố trí nhân lực để đôn đôc nhắc nhở cũng không được triển khai hoặc triển khai không thường xuyên…

Việt Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-mat-an-toan-tu-hoat-dong-cho-dan-sinh-n172307.html