Nhạc AI đang viral: Lợi nhuận khủng nhưng đe dọa tương lai nghệ sĩ?

Với hơn 1 triệu lượt nghe hằng tháng trên Spotify, ban nhạc psychedelic rock The Velvet Sundown đang thu về hàng nghìn USD.

The Velvet Sundown được xác nhận chủ yếu là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, điều mà nhiều người nghi ngờ từ trước khi nhìn thấy hình ảnh "thành viên ban nhạc" mượt mà bất thường và các tựa ca khúc na ná như Dust on the Wind.

Phần giới thiệu của The Velvet Sundown trên Spotify nay ghi rõ đây là "dự án âm nhạc tổng hợp được định hướng bởi sáng tạo con người, được sáng tác, lồng tiếng và hình ảnh hóa với sự hỗ trợ của AI".

Họ viết thêm: "Đây không phải là trò lừa mà là tấm gương phản chiếu. Một tác phẩm "khiêu thích" nghệ thuật nhằm thách thức ranh giới tác quyền, danh tính và tương lai âm nhạc trong thời đại AI".

Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn với CNBC, nhiều chuyên gia âm nhạc nhận định nhạc AI "vô hồn", "ngột ngạt" và "rùng rợn", khi ngành công nghiệp âm nhạc dần nhận ra sự xâm lấn của công nghệ này.

Nhạc AI đang viral: Lợi nhuận khủng nhưng đe dọa tương lai nghệ sĩ?

Nhạc AI đang viral: Lợi nhuận khủng nhưng đe dọa tương lai nghệ sĩ?

AI - từ công cụ hỗ trợ đến sáng tác độc lập

AI đã được tích hợp từ lâu trong các phần mềm âm nhạc như Logic, nhưng những nền tảng AI tạo sinh mới như Suno và Udio giúp việc tạo cả bài hát chỉ bằng vài gợi ý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

The Velvet Sundown không phải là "nghệ sĩ AI" duy nhất. "Aventhis" - nghệ sĩ dark country với hơn 600.000 lượt nghe hằng tháng - cũng được cho là sản phẩm của AI.

Dịch vụ nhạc Deezer (Pháp) cho biết, sau khi triển khai công cụ phát hiện AI hồi tháng 1, họ ghi nhận 18% ca khúc tải lên là do AI sáng tạo hoàn toàn.

AI âm nhạc đang tiến bộ rất nhanh

Chất lượng nhạc do AI tạo ra từng bị chê bai vì kém sáng tạo, nhưng các chuyên gia nhận định, với AI tạo sinh ngày càng tinh vi, người nghe bình thường khó phân biệt đâu là con người, đâu là máy móc.

"The Velvet Sundown hay hơn hẳn phần lớn nhạc AI trước đây", Jason Palamara, Phó giáo sư công nghệ âm nhạc tại Herron School of Art and Design nói với CNBC.
"Trước đây, AI chỉ tạo được điệp khúc lặp bắt tai, giờ nó có thể tạo bài hát hoàn chỉnh, có verse (đoạn), chorus (điệp khúc), bridge (đổi nhịp)".

Ông dự đoán đây chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Với Suno và Udio - "chuẩn vàng" của AI hiện nay - ai cũng có thể tạo hàng trăm track AI chỉ trong một buổi.

Cả hai nền tảng đều có phiên bản miễn phí và gói trả phí dưới 30 USD/tháng.

Nhạc AI vẫn kiếm tiền tốt

Tạo nhạc AI miễn phí không có nghĩa không thể kiếm tiền. Theo ước tính của ChartMasters, The Velvet Sundown đã thu về khoảng 34.235 USD trong 30 ngày từ tất cả nền tảng streaming.

Điều đó lý giải vì sao các creator AI sẵn sàng "xả nhạc" lên các nền tảng, mong có bài viral để thu lợi.

Nỗi lo chưa thể đoán định

Sự phổ biến của nhạc AI gây chấn động ngành công nghiệp âm nhạc và là nỗi lo của giới nghệ sĩ. Keith Mullin, Trưởng khoa Quản lý và công nghiệp âm nhạc tại Liverpool Institute for Performing Arts nhận định: "Đây là chủ đề nóng nhất hiện nay, đặc biệt liên quan đến bản quyền và các nhà cung cấp dịch vụ số như Spotify".

Hiện các hãng lớn như Sony Music, Universal Music Group, Warner Records đang kiện Suno và Udio vì vi phạm bản quyền hàng loạt. Hàng nghìn nhạc sĩ cũng kêu gọi cấm AI dùng tác phẩm của con người để huấn luyện mà không xin phép.

Tuy nhiên, Mullin thừa nhận: "AI tạo sinh trong âm nhạc sẽ không biến mất. Chúng ta không thể quay ngược thời gian".

Đối với nghệ sĩ indie như Tilly Louise (25 tuổi, Anh), việc cạnh tranh với nhạc AI càng làm con đường sự nghiệp khó khăn hơn. Cô có hàng triệu stream Spotify nhưng không đủ sống, vẫn phải làm việc toàn thời gian.

"Một ban nhạc không tồn tại thực sự mà lại nổi tiếng thế này, thật quá chán nản".

Thích nghi hay bị bỏ lại?

Để chuẩn bị cho sinh viên, các giáo sư âm nhạc đang tích hợp AI vào giáo trình, hướng dẫn họ dùng AI nâng cao sáng tạo thay vì bị thay thế.

Ngay cả producer tên tuổi cũng nhập cuộc. Tháng trước, Timbaland - nghệ sĩ đoạt Grammy - ra mắt Stage Zero, một dự án giải trí có thần tượng nhạc pop (idol pop) do AI tạo ra.

Jason Palamara nhận định: Ngày càng nhiều producer sẽ làm thế này, mô hình âm nhạc sẽ thay đổi theo cách chưa ai có thể đoán được. Và ông cũng cảnh báo "điều này sẽ khiến việc kiếm tiền của nghệ sĩ thật trên mạng càng khó hơn".

Lời kêu gọi bảo vệ nghệ sĩ

Nhà phê bình âm nhạcAnthony Fantanochia sẻ với CNBC: "Người yêu âm nhạc nên lo lắng. Nhạc AI tràn ngập mạng xã hội, feed của chúng ta, khiến kết nối giữa người với người bị đang ngày càng trở nên loãng".

Ông cho rằng: "AI không làm được gì mà con người không thể làm tốt hơn. Đây chỉ là cách mấy kẻ tư bản tham lam loại bỏ nghệ sĩ thật".

Hiệp hội Nhạc sĩ Mỹ - Canada đề nghị phải có quy định minh bạch về nhạc AI và cần nhãn dán phân biệt.

Chủ tịch Tino Gagliardi nhấn mạnh: "Sự đồng thuận, ghi công và trả thù lao là điều kiện tiên quyết khi phát triển AI. Minh bạch là nền tảng để bảo vệ sinh kế của các nhạc sĩ. Thiếu những điều này thì đó là hành vi ăn cắp".

Nhật Hạ

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/nhac-ai-dang-viral-loi-nhuan-khung-nhung-de-doa-tuong-lai-nghe-si-235127.html