Nhiều loài cua đậu hết sức đặc biệt vừa được phát hiện ở Việt Nam

Không giống các loài cua trong các họ cua khác như cua bùn, cua đồng và cua núi... cua đậu thuộc họ cua đậu – Pinnothethidae, có kích thước rất nhỏ với độ rộng mai dài từ 3 – 13mm... Loài động vật này đã xuất hiện từ lâu trên hành tinh này nhưng lần đầu được chúng được ghi nhận có mặt ở biển Việt Nam.

Mặc dù đa dạng các loài thân mềm hai mảnh vỏ ở Việt Nam rất cao với hơn 500 loài sống ở biển, nhưng các nghiên cứu về các loài cua đậu (pea crab) ở Việt Nam rất hiếm. Dựa trên các mẫu vật có từ thập niên 50 của thế kỷ trước và những nghiên cứu từ năm 2009 trở lại đây, Giáo sư Peter K.L Ng và nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, Viện Sinh học Nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam), đã tổng kết và xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Crustaceana 95(3) năm 2022.

Không giống các loài cua trong các họ cua khác như cua bùn, cua đồng và cua núi, cua đậu thuộc họ cua đậu – Pinnothethidae có kích thước rất nhỏ với độ rộng mai dài từ 3 – 13mm và sống vừa sống cộng sinh và kí sinh trong các loài hai mảnh vỏ. Cơ thể con cái có vỏ mai mỏng trong suốt có thể nhìn thấy gạch trứng bên trong. Mắt đều tiêu biến chỉ còn hốc mắt nhỏ, vuốt ngón chân biến thành hình móc câu để cào lấy thức ăn trong màng áo của các loài hai mảnh vỏ (Bivalvae).

Các loài cua đậu Việt Nam khi được mô tả chỉ đặt tên theo tên la tinh mà không có tên tiếng Việt. Dựa trên vật chủ là các loài sò, điệp mà các loài cua đậu này sống nhờ mà đặt tên theo như sau: Cua đậu móng tay – Solenotheres prolixus Ng & Ngo, 2010; cua đậu sò đá – Arcotheres palaensis (Burger, 1885); cua đậu sò lông – Arcotheres excussus (Dai, Feng, Song & Chen, 1980), cua đậu điệp giấy – Arcotheres placunicola Ng, 2008, cua đậu điệp bay – Amusiotheres obtusidentatus (Dai, Feng, Song & Chen, 1980), cua đậu sò tai voi – Tridacnatheres whitei (De Man, 1888).

Cua đậu móng tay – Solenotheres prolixus Ng & Ngo, 2010: Loài cua đậu móng tay có chiều rộng mai khoảng 6,6mm. Loài cua đậu này chỉ tìm thấy sống trong thân của loài móng tay – Solen corneus phân bố ở các nền cát pha bùn ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Cua đậu móng tay được Giáo sư Peter K.L. Ng và nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí mô tả như loài mới vào năm 2010.

Cua đậu sò đá – Arcotheres palaensis (Buerger, 1895): Loài cua đậu sò đá có kích thước chiều rộng mai 5,5 – 11,4mm. Cá thể đực thường có kích cỡ nhỏ hơn và có màu xám tím. Ở Việt Nam chỉ thấy trong thân của loài sò đá – Arca navicularis phân bố ở gò đá ven biển Vũng Tàu. Loài cua này được công bố bởi Buerger vào năm 1895 ở đảo Palau, Phillipine.

Cua đậu sò đá.

Cua đậu sò đá – có cơ thể trong suốt có thể nhìn thấy gạch trứng bên trong.

Cua đậu sò đá – có cơ thể trong suốt có thể nhìn thấy gạch trứng bên trong.

Một chú cu đậu sò đá ẩn mình bên trong sò đá.

Một chú cu đậu sò đá ẩn mình bên trong sò đá.

Cua đậu điệp giấy – Arcotheres placunicola Ng, 2018: Cua đậu điệp giấy có kích thước chiều rộng mai từ 7,5 – 10,5mm. Cơ thể có mai dẹt và mỏng để thích ứng với việc sống trong cơ thể điệp giấy mỏng chỉ vài mm. Điệp giấy – Placuna placenta sống trên bề mặt các bãi bùn non ven cửa sông đổ ra biển Vũng Tàu.

Để thích nghi với lớp bùn non dày và cơ thể không bị chìm trong bùn, điệp giấy tiến hóa bằng cách giảm nhẹ khối lượng của hai mảnh vỏ và tăng diện tích tiếp xúc bề mặt với bùn non nên cơ thể chúng phát triển kéo dài và phẳng to bằng nửa cuốn vở học sinh. Đây là nơi trú ngụ lâu dài cùa loài cua đậu điệp giấy.

Cua đậu điệp giấy lần đầu tiên mô tả bởi giáo sư Peter.K.L.Ng năm 2018 ở Singapore, nhưng có vùng phân bố mới tại biển Bà Rịa -Vũng Tàu.

Cua đậu điệp giấy.

Một chú cua đậu điệp giấy đực.

Một chú cua đậu điệp giấy đực.

Cua đậu điệp giấy bên trong thân Sò điệp giấy.

Cua đậu điệp giấy bên trong thân Sò điệp giấy.

Sò điệp giấyPlacuna placenta.

Cua đậu điệp bay – Amusiotheres obtusidentatus (Dai, Feng, Song & Chen, 1980): Cua đậu điệp bay có kích thước chiều rộng mai từ 9,2 – 13,0 mm. Cơ thể trong suốt có thể nhìn thấy trứng gạch cua vàng ươm sau lớp mai mỏng. Không giống các loài hai mảnh vỏ khác sống cố định bằng cách đào hang trong bùn, gắn trong đá, hay mỏng như tờ giấy để không bị chìm trong lớp bùn non như điệp giấy, cua đậu điệp bay lại có "máu" xê dịch.

Loài cua này sống trong cơ thể điệp bay chu du cùng với vật chủ xập xòe theo dòng nước xa bờ bằng cách điệp đóng mở liên tục hai mảnh vỏ hút nước vào đẩy nước ra tạo lực đẩy cơ thể tung tăng theo dòng nước (như ở biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Muốn bắt điệp bay phải sử dụng phương tiện giã cào theo mùa mới bắt được.

Một chú cua đậu sò điệp bay đầy áp trứng gạch bên trong.

Một chú cua đậu sò điệp bay đầy áp trứng gạch bên trong.

Cua đậu sò lông – Arcotheres excussus (Dai, Feng, Song & Chen, 1980): Loài cua đậu sò lông này sống trong thân của loài sò lông – Anadara kagoshimensis, có kích thướcchiều rộng mai 12,4 mm. Lần đầu tiên công bố bởi các nhà nghiên cứu nước ngoài ở đảo Hải Nam, Trung Quốc vào năm 1980.

Cua đậu sò lông mới được phát hiện phân bố venbiển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một chú cua đậu sò long sau khi nhai và nhả ra.

Một chú cua đậu sò long sau khi nhai và nhả ra.

Cua đậu sò tai voi – Tridacnatheres whitei (De Man, 1888): Loài cua này có độ rộng mai 9,5mm; được De Man công bố như là loài mới sống trong loài sò tai tượng hay còn gọi là ốc tai tượng -Tridacna squamosa vào năm 1888 ở Vịnh đảo Elphinestone, Bán đảo Mergui, Miến Điện.

Loài này được T. Serène sưu tập vào thập niên 50 của thế kỷ trước ở Vịnh Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.

Bài, ảnh, video: Bích Ngân

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/nhieu-loai-cua-dau-het-suc-dac-biet-vua-duoc-phat-hien-o-viet-nam-41040.html