Nói chuyện như thế nào để thể hiện phép lịch sự xã giao?

'Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau', cách nói chuyện là phép lịch sự xã giao cơ bản trong giao tiếp. Chính vì vậy, khi nói chuyện, cần lưu ý những điều sau.

Thái độ khi nói chuyện nên vui vẻ, hòa nhã, niềm nở. (Nguồn: Freepik)

Thái độ khi nói chuyện nên vui vẻ, hòa nhã, niềm nở. (Nguồn: Freepik)

Thái độ khi nói chuyện nên vui vẻ, hòa nhã, niềm nở, chân tình, lễ phép, lịch sự, không thô tục, suồng sã.

Giọng nói nên điều chỉnh không quá to, quá nhỏ, quá nhanh, quá chậm.

Đặc biệt ở nơi đông người, không nói tiếng lóng, tiếng nước ngoài, thì thầm to nhỏ với người khác.

Không nói câu chuyện chỉ có hai hoặc vài người biết và hiểu với nhau.

Không vừa nói, vừa nhìn chằm chằm hoặc chỉ trỏ người khác, không bình luận người khác khi vắng.

Không châm chọc, nói xấu, bình luận về bệnh tật, tuổi tác, đời tư, khiếm khuyết của người khác.

Không nổi khùng, cáu giận khi nói chuyện.

Không ngắt lời người khác, nói đế, nói leo.

Cần chăm chú lắng nghe, không tỏ ý sốt ruột, cần dùng cử chỉ phi ngôn ngữ tỏ ý tán đồng.

Không nói thô tục, chửi thề, chửi đổng, nói trống không, nói cộc lốc.

Không hỏi tuổi phụ nữ nước ngoài, không hỏi về đời tư, thu nhập, chuyện riêng tư.

Cần nói từ cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

Không nói to, cười to ở nơi công cộng.

Duy Phương

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/noi-chuyen-nhu-the-nao-de-the-hien-phep-lich-su-xa-giao-172062.html