Phân định giữa vốn nhà nước với vốn tại doanh nghiệp nhà nước
Cần phân định giữa quản lý vốn nhà nước với quản lý vốn tại doanh nghiệp nhà nước để không 'trói tay' doanh nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân vào doanh nghiệp nhà nước. Đại biểu góp ý xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại danh nghiệp trong phiên họp tổ sáng 23/11.
Một doanh nghiệp nhà nước ban đầu có số vốn điều lệ 100 tỷ trong đó nhà nước sở hữu 51 tỷ tương đương 51%. Vậy 51 tỷ này là vốn nhà nước. Sau một thời gian, doanh nghiệp phát triển, vốn tăng lên 1000 tỷ, số vốn nhà nước đã tăng lên hơn 500 tỷ. Đây là vốn tại doanh nghiệp nhà nước. Hiện Dự thảo luật quy định việc quản lý vốn nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp như nhau đều rất chặt chẽ dẫn tới “bó tay, bó chân” doanh nghiệp.
Cũng theo đại biểu, việc không phân biệt rõ quản lý vốn nhà nước và vốn tại doanh nghiệp nhà nước với quy định phải bảo toàn vốn nhà nước đã khiến nhiều cán bộ vướng vòng lao lý do đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị thua lỗ. Đầu tư kinh doanh thì không thể chắc chắn luôn có lãi. Cần có quy định để khi xem xét trách nhiệm phải tổng hòa hiệu quả chứ không nên tách riêng dự án thua lỗ để truy trách nhiệm.
Doanh nghiệp nhà nước (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) cần sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân để gọn gàng hơn, nhạy bén hơn, hiệu quả hơn và tăng sức cạnh tranh. Luật Quản lý vốn nhà nước cần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hút đầu tư tư nhân, tránh “trói tay, trói chân” doanh nghiệp bởi các quy định quản lý không phù hợp.
Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!