Phát hiện thủ phạm 'thảm sát' hơn 300 con voi bên cạnh các hồ nước

Những vụ voi chết hàng loạt kỳ lạ liên tục xảy ra trong Vườn quốc gia Botswana khiến dư luận và nhiều tổ chức bảo vệ động vật cảm thấy hết sức lo lắng.

Vùng đất hoang dã rộng lớn của Vườn quốc gia Botswana vốn được coi là nơi sinh sống lý tưởng của đàn voi. Hiện đây là nơi sinh sống của 1/3 số voi ở Châu Phi.

Vùng đất hoang dã rộng lớn của Vườn quốc gia Botswana vốn được coi là nơi sinh sống lý tưởng của đàn voi. Hiện đây là nơi sinh sống của 1/3 số voi ở Châu Phi.

Từ tháng 3 năm nay, voi ở khu vực này đã diễn ra những cái chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Đến nay đã lên tới hơn 300 con tử vong.

Từ tháng 3 năm nay, voi ở khu vực này đã diễn ra những cái chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Đến nay đã lên tới hơn 300 con tử vong.

Những con voi chết ở nhiều giai đoạn phát triển, độ tuổi khác nhau, địa điểm chết của chúng nằm gần một ngôi làng ở rìa phía bắc của đồng bằng Okavango. Hầu hết các xác chết voi đều nằm gần nguồn nước.

Những con voi chết ở nhiều giai đoạn phát triển, độ tuổi khác nhau, địa điểm chết của chúng nằm gần một ngôi làng ở rìa phía bắc của đồng bằng Okavango. Hầu hết các xác chết voi đều nằm gần nguồn nước.

Một số báo cáo cho thấy một số lượng lớn voi chết trong tư thế đầu gối và mặt úp xuống đất/nước (thay vì nằm theo tư thế chết một cách tự nhiên). Điều nay cho thấy, trước khi chết, những con voi đã rơi vào trạng thái mất phương hướng và di chuyển theo hướng quay tròn tại chỗ.

Một số báo cáo cho thấy một số lượng lớn voi chết trong tư thế đầu gối và mặt úp xuống đất/nước (thay vì nằm theo tư thế chết một cách tự nhiên). Điều nay cho thấy, trước khi chết, những con voi đã rơi vào trạng thái mất phương hướng và di chuyển theo hướng quay tròn tại chỗ.

Các dấu hiệu này cho thấy nhiều khả năng những con voi đang mắc các triệu chứng rối loạn thần kinh. Sau khi điều tra, các quan chức Botswana thông báo độc tố trong nước bị Cyanobacteria (vi khuẩn lam) tạo ra đã giết chết hơn 300 con voi.

Các dấu hiệu này cho thấy nhiều khả năng những con voi đang mắc các triệu chứng rối loạn thần kinh. Sau khi điều tra, các quan chức Botswana thông báo độc tố trong nước bị Cyanobacteria (vi khuẩn lam) tạo ra đã giết chết hơn 300 con voi.

Cyanobacteria là sinh vật nhân sơ đơn bào lớn có khả năng quang hợp và có thể tổng hợp một lượng lớn oxy. Tuy nhiên, khi chúng thường sinh sôi trong các thủy vực có nhiệt độ thích hợp và kết hợp với môi trường nước ô nhiễm (giàu nitơ và phốt pho) thì có thể sẽ sinh ra 4 loại độc tố là Hepatoxin, Neurotoxin, Endotoxin và Cytotoxicity.

Cyanobacteria là sinh vật nhân sơ đơn bào lớn có khả năng quang hợp và có thể tổng hợp một lượng lớn oxy. Tuy nhiên, khi chúng thường sinh sôi trong các thủy vực có nhiệt độ thích hợp và kết hợp với môi trường nước ô nhiễm (giàu nitơ và phốt pho) thì có thể sẽ sinh ra 4 loại độc tố là Hepatoxin, Neurotoxin, Endotoxin và Cytotoxicity.

Vi khuẩn lam là những sinh vật cực nhỏ phổ biến trong nước, đôi khi được tìm thấy trong đất. Không phải tất cả vi khuẩn lam đều tạo ra chất độc, nhưng các nhà khoa học cho biết những chất độc này xuất hiện thường xuyên hơn khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu.

Vi khuẩn lam là những sinh vật cực nhỏ phổ biến trong nước, đôi khi được tìm thấy trong đất. Không phải tất cả vi khuẩn lam đều tạo ra chất độc, nhưng các nhà khoa học cho biết những chất độc này xuất hiện thường xuyên hơn khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu.

Một số loài vi khuẩn lam nở hoa có thể gây hại cho người và động vật. Và các nhà khoa học lo ngại về tác động tiềm tàng của chúng khi biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ nước ấm hơn, điều mà nhiều loài vi khuẩn lam ưa thích.

Một số loài vi khuẩn lam nở hoa có thể gây hại cho người và động vật. Và các nhà khoa học lo ngại về tác động tiềm tàng của chúng khi biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ nước ấm hơn, điều mà nhiều loài vi khuẩn lam ưa thích.

Một nghiên cứu tổng quan được công bố trên Toxicon cho thấy một số vi khuẩn lam có thể tạo ra độc tố thần kinh như BMAA (β-N-methylamino-L-alanine), Anabaena a và Saxitoxin. Những độc tố này thường tác động lên dây thần kinh, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh không thể phục hồi.

Một nghiên cứu tổng quan được công bố trên Toxicon cho thấy một số vi khuẩn lam có thể tạo ra độc tố thần kinh như BMAA (β-N-methylamino-L-alanine), Anabaena a và Saxitoxin. Những độc tố này thường tác động lên dây thần kinh, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh không thể phục hồi.

Trong số đó, độc tố Anabaena a cũng có thể ức chế sự thoái hóa của Acetylcholine, tương tự như thuốc trừ sâu phospho hữu cơ thời kỳ đầu, gây rối loạn nghiêm trọng các chức năng thần kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra, những chất độc này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp và gây ngộ độc toàn thân.

Trong số đó, độc tố Anabaena a cũng có thể ức chế sự thoái hóa của Acetylcholine, tương tự như thuốc trừ sâu phospho hữu cơ thời kỳ đầu, gây rối loạn nghiêm trọng các chức năng thần kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra, những chất độc này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp và gây ngộ độc toàn thân.

Số liệu điều tra về cái chết của voi cho thấy 70% số voi chết là ở gần các hố nước nơi vi khuẩn lam phát triển. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra chất độc của tảo gây ngộ độc thần kinh trong các mẫu xác voi này. Các nhà nghiên cứu tin rằng voi có thể dễ bị nhiễm độc hơn các động vật khác vì chúng dành nhiều thời gian để tắm trong nước và uống nhiều nước hơn.

Số liệu điều tra về cái chết của voi cho thấy 70% số voi chết là ở gần các hố nước nơi vi khuẩn lam phát triển. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra chất độc của tảo gây ngộ độc thần kinh trong các mẫu xác voi này. Các nhà nghiên cứu tin rằng voi có thể dễ bị nhiễm độc hơn các động vật khác vì chúng dành nhiều thời gian để tắm trong nước và uống nhiều nước hơn.

Tuy nhiên, do giới chức nước này chưa tiết lộ thêm thông tin chi tiết, chẳng hạn như các cơ quan tham gia nghiên cứu và chất độc cụ thể khiến voi chết. Một số tổ chức bảo tồn cho rằng kết quả này là đáng nghi ngờ.

Tuy nhiên, do giới chức nước này chưa tiết lộ thêm thông tin chi tiết, chẳng hạn như các cơ quan tham gia nghiên cứu và chất độc cụ thể khiến voi chết. Một số tổ chức bảo tồn cho rằng kết quả này là đáng nghi ngờ.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-thu-pham-tham-sat-hon-300-con-voi-ben-canh-cac-ho-nuoc-1477054.html