Phát hiện tiểu hành tinh có 'cơ thể' chưa từng thấy trong vũ trụ

Được phát hiện vào năm 1973, nhưng đến nay những bí ẩn xung quanh tiểu hành tinh 130 Elektra mới được tiết lộ gây bất ngờ cho các nhà khoa học.

 Tiểu hành tinh 130 Elektra được phát hiện ngày 17/2/1873 bởi nhà thiên văn học Christian Peters của Đài quan sát Lithchfield (Mỹ) với đường kính 199 km.

Tiểu hành tinh 130 Elektra được phát hiện ngày 17/2/1873 bởi nhà thiên văn học Christian Peters của Đài quan sát Lithchfield (Mỹ) với đường kính 199 km.

Đến năm 2003, các nhà khoa học đã phát hiện ra 130 Elektra không chỉ là một tiểu hành tinh, mà là một cặp đôi một lớn, một bé đang quấn lấy nhau trong vũ điệu nhịp nhàng.

Đến năm 2003, các nhà khoa học đã phát hiện ra 130 Elektra không chỉ là một tiểu hành tinh, mà là một cặp đôi một lớn, một bé đang quấn lấy nhau trong vũ điệu nhịp nhàng.

Họ đã đặt tên cho vật thể mới là S2, đường kính 6 km. Đến năm 2014 thì S2, đường kính khoảng 2 km, được xác định.

Họ đã đặt tên cho vật thể mới là S2, đường kính 6 km. Đến năm 2014 thì S2, đường kính khoảng 2 km, được xác định.

Tuy nhiên mới đây, sau gần 150 năm sự thật toàn diện của 130 Elektra tiếp tục được hé lộ thông qua nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Berdeu từ Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan và Đại học Chulangonkorn.

Tuy nhiên mới đây, sau gần 150 năm sự thật toàn diện của 130 Elektra tiếp tục được hé lộ thông qua nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Berdeu từ Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan và Đại học Chulangonkorn.

Theo tiến sĩ Anthony Berdeu, ông đã tìm thấy "mặt trăng" thứ 3 của cơ thể mẹ ban đầu, khiến 130 Elektra trở thành hệ tiểu hành tinh 4 cơ thể đầu tiên từng được xác nhận.

Theo tiến sĩ Anthony Berdeu, ông đã tìm thấy "mặt trăng" thứ 3 của cơ thể mẹ ban đầu, khiến 130 Elektra trở thành hệ tiểu hành tinh 4 cơ thể đầu tiên từng được xác nhận.

Vệ tinh tự nhiên mới nhất - S3 - có đường kính chỉ 1,6 km và quay quanh tiểu hành tinh mẹ mỗi 0,679 ngày.

Vệ tinh tự nhiên mới nhất - S3 - có đường kính chỉ 1,6 km và quay quanh tiểu hành tinh mẹ mỗi 0,679 ngày.

Cả 3 vật thể nhỏ hơn này đều mang hành vi của các mặt trăng, tức quay quanh cơ thể tiểu hành tinh được phát hiện đầu tiên.

Cả 3 vật thể nhỏ hơn này đều mang hành vi của các mặt trăng, tức quay quanh cơ thể tiểu hành tinh được phát hiện đầu tiên.

Riêng S2 và S3 vẫn còn nhiều điều cần đánh giá lại vì tín hiệu về chúng rất mờ nhạt.

Riêng S2 và S3 vẫn còn nhiều điều cần đánh giá lại vì tín hiệu về chúng rất mờ nhạt.

"Việc phát hiện ra hệ thống 4 tiểu hành tinh đầu tiên đã phần nào mở đường cho việc tìm hiểu cơ chế hình thành của các vệ tinh này", tiến sĩ Berdeu cho biết thêm.

"Việc phát hiện ra hệ thống 4 tiểu hành tinh đầu tiên đã phần nào mở đường cho việc tìm hiểu cơ chế hình thành của các vệ tinh này", tiến sĩ Berdeu cho biết thêm.

Tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi. Sự khác biệt giữa tiểu hành tinh và sao chổi thể hiện khá rõ: Sao chổi có đầu sao chổi (coma - đầu sao chổi có lớp hơi mờ bao bọc) rất khác so với tiểu hành tinh.

Tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi. Sự khác biệt giữa tiểu hành tinh và sao chổi thể hiện khá rõ: Sao chổi có đầu sao chổi (coma - đầu sao chổi có lớp hơi mờ bao bọc) rất khác so với tiểu hành tinh.

Theo truyền thống thì các thiên thể nhỏ quay quanh Mặt Trời sẽ được xếp vào tiểu hành tinh, sao chổi hoặc thiên thạch, trong đó tất cả mọi thứ có đường kính nhỏ hơn mười mét đều được xếp vào loại thiên thạch.

Theo truyền thống thì các thiên thể nhỏ quay quanh Mặt Trời sẽ được xếp vào tiểu hành tinh, sao chổi hoặc thiên thạch, trong đó tất cả mọi thứ có đường kính nhỏ hơn mười mét đều được xếp vào loại thiên thạch.

Các tiểu hành tinh có kích thước rất khác nhau, dao động từ 975 km đối với 1 Ceres và trên 500 km đối với 2 Pallas và 4 Vesta xuống đến các hòn đá có đường kính chỉ 10 m. Một vài trong số những tiểu hành tinh lớn nhất có dạng cầu rất giống các hành tinh thu nhỏ.

Các tiểu hành tinh có kích thước rất khác nhau, dao động từ 975 km đối với 1 Ceres và trên 500 km đối với 2 Pallas và 4 Vesta xuống đến các hòn đá có đường kính chỉ 10 m. Một vài trong số những tiểu hành tinh lớn nhất có dạng cầu rất giống các hành tinh thu nhỏ.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-tieu-hanh-tinh-co-co-the-chua-tung-thay-trong-vu-tru-1664239.html