Phát triển đảng viên là người có đạo ở Ninh Bình: Lời giải từ thực tiễn

Khó khăn chồng chất khó khăn, từ loay hoay tìm nguồn đến gỡ những rào cản đặc thù với mong muốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã đặt ra yêu cầu bức thiết với Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong công tác phát triển đảng viên là người có đạo nhằm hướng đến mục tiêu chung: Xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức, có tính kế thừa và phát triển. Cuộc trao đổi với ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh đã giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát nhất về những cách làm của Đảng bộ để giải bài toán phát triển đảng viên là người có đạo.

Các đồng chí lãnh đạo MTTQ, Công an tỉnh, các vị chức sắc các tôn giáo trao quà cho thân nhân gia đình cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại Quần đảo Trường Sa trong buổi giao lưu mừng Xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: Lê Chung.

Kỳ 3: Đủ nắng hoa sẽ nở

Nhân những “hạt giống đỏ”

Phóng viên (P.V): Thưa đồng chí, tạisao Ninh Bình lại chọn một việc rất khó - phát triển đảng viên là người có đạolà một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của nhiệmkỳ này”?

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Trước tiênphải khẳng định phát triển đảng viên hiện nay ở một số lĩnh vực như trong cácdoanh nghiệp, ở vùng đồng bào có đạo...là việc khó nhưng khó vẫn phải quyết tâmlàm thì mới chống được xu hướng “già hóa” báo động ở các chi bộ thôn, xóm.

Từđó, góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng, đảm bảo tính kế thừa và phát triển trong Đảng. Khó nênmới phải chọn ra những nơi, những việc có thể “giải khó”. Trên cơ sở khảo sátthực tiễn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã họp bàn nhiều lần để đi đến thốngnhất ban hành một số nghị quyết chuyên đề về kết nạp đảng viên là chủ doanhnghiệp, công nhân và người có đạo; tuy nhiên xác định rất rõ: Trong công tácphát triển đảng viên, chú trọng phát triển đảng viên là người có đạo, coi đâynhư việc nhân những “hạt giống đỏ” cho Đảng bởi đặc thù của Ninh Bình là tỉnhcó 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo.

Những người có uy tín trong cáctôn giáo này nếu đứng trong hàng ngũ của Đảng sẽ là những nhân tố rất tốt đểtuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng trở thành hiệnthực sinh động trong cuộc sống.

Đồng thời, những đảng viên là người có đạo,nhất là chức sắc, chức việc sẽ là “cánh tay nối dài” của những người làm côngtác tổ chức xây dựng Đảng khi tiếp tục làm tốt việc phát triển đảng viên mới làcác tín đồ trong tổ chức giáo hội của họ.

Thực tiễn đã cho thấy chủ trương nàylà đúng đắn bởi những đảng viên là người có đạo được đứng trong hàng ngũ củaĐảng thời gian qua hầu hết là đảng viên trẻ có trình độ chuyên môn và lý luậnchính trị, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vì thế, tôi khẳng định, ở Ninh Bình,nhờ làm tốt công tác phát triển đảng viên là người có đạo đã nâng cao nhận thứccủa cả hệ thống chính trị về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước; góp phầnkịp thời bổ sung được lớp kế cận cho Đảng, “tre già măng mọc” theo đúng quyluật.

Thực hiện đồng bộ,quyết liệt, sáng tạo

P.V: Có nghĩa là Ninh Bình không nằmtrong bối cảnh chung của cả nước về công tác phát triển đảng viên?

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Về các yêútố khách quan, Ninh Bình không nằm ngoài tình hình chung của cả nước bởi trongxu thế phát triển chung, không ít thanh niên sống thiếu lý tưởng, có tình trạng“nhạt Đoàn, phai Đảng”; số còn lại thì đi làm ăn xa, thiếu nguồn tại chỗ. Chínhvì vậy, để giải quyết bài toán về công tác phát triển đảng viên, ngay từ đâùnhiệm kỳ này, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt.

Cónhững giải pháp chỉ triển khai trong một thời gian ngắn, mang tính thời điểm;có những giải pháp mang tầm vĩ mô, bền vững và tất cả đều đòi hỏi sự chung tay,nỗ lực của cả hệ thống chính trị để phát triển đảng viên là người có đạo đạtđược cả “chất” và “lượng”, là “đòn bẩy” để làm tốt công tác phát triển đảngviên mới nói chung. Nếu nói ví von hình ảnh là “đủ nắng hoa sẽ nở”, khi cácgiải pháp được đồng bộ và phát huy tác dụng thì hiệu quả đạt được sẽ như mongmuốn.

P.V: Đồng chí có thể chia sẻ một ví dụvề giải pháp mang tính thời điểm mà Ninh Bình đã triển khai?

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Năm 2018,Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện quyết liệt việc xóa xóm trắng chi bộ đểkhắc phục tình trạng chi bộ ghép ở Yên Mô và Kim Sơn. Những thôn, xóm này làcác khu dân cư Công giáo toàn tòng nên người dân còn nhiều định kiến trong việcvào Đảng.

Các cấp ủy và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm cao, sâusát, quyết liệt với nhiều cách làm, nhiều giải pháp sáng tạo, sát với thựctiễn, nhiều khi cán bộ tổ chức “biên chế” tại chi bộ để có thể nắm bắt tâm tư,tình cảm của đồng bào có đạo, kịp thời có những điều chỉnh cụ thể, linh hoạt.Đến nay, Ninh Bình đã về đích việc xóa xóm trắng chi bộ. Nói thì đơn giản nhưnglà công sức của cả tập thể, cả một hệ thống thì “nút thắt” lâu ngày này mơíđược gỡ và chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo để không “tái trắng”.

P.V: Về vĩ mô, đâu là những chỉ đạokhác biệt để làm nên một bức tranh phát triển đảng ở Ninh Bình khác với các địaphương khác trong cả nước, trở thành điểm sáng trong công tác phát triển đảngviên là người có đạo?

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh: Điểm khácbiệt đầu tiên mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Ninh Bình đã gắn kết chặt chẽ côngtác phát triển đảng với các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, XII)về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...

Ban Tuyên giáo cáccấp đã mở nhiều lớp để nâng cao nhận thức về Đảng cho đồng bào có đạo, nhất làcác chức sắc, chức việc qua việc tổ chức học tập các chuyên đề theo Chỉ thị 05,từ đó bồi đắp tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với Đảng. Đó là cách làm“mưa dầm thấm lâu” để tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người cóđạo để biến đức tin thành niềm tin.

Biểu đồ phản ánh kết quả công tác phát triển đảng viên là người có đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Các địa phương cũng đã bám sát 3 khâuđột phá, 7 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXXI đã đề ra để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,trên cơ sở đó củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, đó là cơ sở,là nền tảng vững chắc cho công tác phát triển đảng viên, bảo đảm số lượng, cơcấu và chất lượng.

Tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa: Để làm tốt công tác pháttriển đảng viên là người có đạo, ngoài những cách làm sáng tạo rất cần nhữngyếu tố điển hình, mang tính nêu gương - Đó là những con người cụ thể với phươngchâm hành động “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân, nghedân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Đó là mấu chốt của thành công.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BanTổ chức Tỉnh ủy cũng đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác pháttriển đảng viên là người có đạo. Trên cơ sở chỉ tiêu Đại hội đề ra của cả nhiệmkỳ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch, chỉ tiêuphát triển đảng viên mới hàng năm, trong đó chú trọng phát triển đảng viên làngười có đạo.

Đối với các vùng có đông đồng bào có đạo, cấp ủy cấp trên cơ sởra nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới. Lễ kếtnạp đảng viên là người có đạo được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, đúng quyđịnh; tại buổi lễ kết nạp có thể mời gia đình của đảng viên, đại diện các tổchức quần chúng và chức sắc, chức việc tôn giáo cùng dự để động viên, tăng sứcmạnh tuyên truyền, vận động, giác ngộ đối với đồng bào có đạo.

Các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấphuyện đã đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, xây dựng kế hoạch giảng dạyphù hợp với đối tượng là người có đạo, có thể gọi là tạo “cơ chế đặc thù” như:bố trí, sắp xếp thời gian phù hợp để mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tạiđịa phương nơi có đông đồng bào theo đạo; hỗ trợ về kinh phí đáp ứng điều kiệnđể học viên yên tâm học tập.

Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tâm tư, nguyênvọng chính đáng của đồng bào có đạo để giải quyết kịp thời, đảm bảo theo đúngquan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vữngtình hình an ninh chính trị ở cơ sở, đồng bào có đạo được thực sự “sống tốt đơìđẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “kính Chúa yêu nước”.

Cấp ủy,chính quyền, đoàn thể các cấp thường xuyên xây dựng tốt mối quan hệ với cácchức sắc, chức việc tôn giáo, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa “đạo” và “đời” thôngqua các hoạt động giao lưu, gặp mặt, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; đồngthời kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đểchống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đây là nội dung cơ bản,thường xuyên, lâu dài, có ảnh hưởng tới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng vàcông tác phát triển đảng viên cũng như công tác dân vận đối với đồng bào cóđạo.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Triển khai các giải pháp đồng bộ, quyếtliệt, khoa học, sáng tạo, Ninh Bình đã thành công bước đầu trong phát triểnđảng viên là người có đạo. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh kếtnạp được 40 đảng viên là người có đạo, nâng tổng số đảng viên là người có đạotrên địa bàn lên 1.880/71.555 đảng viên. Những đảng viên này khi đứng tronghàng ngũ của Đảng có thực sự phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu? Cáccấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã bố trí, sử dụng đảng viên làngười có đạo như thế nào để những “hạt giống đỏ” nảy mầm “xuân”.

Kỳ 1: Từ đức tin đến lý tưởng cách mạng

Kỳ 2: Đãi cát tìm vàng

Kỳ 4: Trái ngọt

Kỳ 5: Tìm lối mở trong kỷ nguyên 4.0

Kim Toàn - Bùi Quang - Quỳnh Thu

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phat-trien-dang-vien-la-nguoi-co-dao-o-ninh-binh-loi-giai-tu-thyc-tien-20190925082625343p12c18.htm