Phép tính đơn giản nhất dự đoán nguy cơ đột quỵ, gan nhiễm mỡ

Theo các nhà khoa học Iceland, giảm được một chỉ số duy nhất có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ, đau tim, tiểu đường, gan nhiễm mỡ...

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Nature Communications cho thấy thay vì bận tâm với quá nhiều yếu tố trong cuộc đấu tranh chống lại các vấn đề sức khỏe chết người hàng đầu như đột quỵ, đau tim, tiểu đường..., bạn hãy tập trung vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Đừng quên tính đến chỉ số BMI nếu bạn đang nỗ lực giảm cân nhằm giảm nguy cơ đột quy, đau tim, gan nhiễm mỡ... - Minh họa AI: ANH THƯ

Đừng quên tính đến chỉ số BMI nếu bạn đang nỗ lực giảm cân nhằm giảm nguy cơ đột quy, đau tim, gan nhiễm mỡ... - Minh họa AI: ANH THƯ

Nhóm tác giả từ Viện nghiên cứu deCODE genetics và Đại học Iceland đã phân tích bộ dữ liệu di truyền từ 700.000 người châu Âu.

Họ nhận thấy chỉ riêng việc giảm BMI cũng đã mang đến tác động lớn trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến béo phì, mặc dù các yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò nhất định.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét liệu nguy cơ mắc bệnh do sở hữu đến các biến thể di truyền liên quan có được giải thích hoàn toàn hay một phần bởi tác động của BMI hay không.

Kết quả cho thấy đối với một số tình trạng như bệnh gan nhiễm mỡ, không dung nạp glucose và nguy cơ thay khớp gối, mối liên hệ di truyền với bệnh tật biến mất khi BMI được tính đến.

Đối với các tình trạng khác như bệnh tiểu đường type 2, suy tim và đột quỵ, tác động đã giảm đáng kể dù vẫn cần thêm một số yếu tố khác để triệt tiêu nguy cơ.

Điều này có nghĩa là nếu người thừa cân - béo phì giảm được BMI, hoặc người bình thường kiểm soát được mức BMI khỏe mạnh, họ thậm chí có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các bệnh và biến cố sức khỏe nói trên, cho dù có yếu tố di truyền bất lợi.

Bạn có thể xem xét BMI của mình bằng một phép tính đơn giản: Lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao: Cân nặng (kg) / chiều cao² (m).

Theo tiêu chuẩn quốc tế, BMI từ 18,5 đến 24,9 được coi là bình thường.

BMI dưới 18,5 cho thấy bạn đang thiếu cân. BMI từ 25-30 được coi là thừa cân, trên 30 là béo phì.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy BMI lý tưởng đối với người châu Á nên thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn quốc tế này, do đặc điểm cơ thể. Một số chuyên gia cho rằng BMI khỏe mạnh của người châu Á nên là từ 18,5 đến 22,9.

Đối với một số nhóm đặc biệt, chỉ số BMI có thể phản ánh không chính xác tình trạng cơ thể, như ở trẻ em, một số người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Những người chơi thể thao chuyên nghiệp cũng có thể có mức BMI cao hơn bình thường một chút nhưng vẫn khỏe mạnh, bởi khối lượng cơ bắp cao.

Anh Thư

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/phep-tinh-don-gian-nhat-du-doan-nguy-co-dot-quy-gan-nhiem-mo-196241123091641041.htm