Soi từng chi tiết cổng tam quan độc lạ nhất Cố đô Huế

Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cánh cổng tam quan này đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.

Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành, Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) là một di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế. Công trình đặc sắc nhất của di tích này là cánh cổng có kiến trúc độc đáo hiếm có.

Nằm ở số 23 Tống Duy Tân, góc Đông Nam trong Kinh thành, Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) là một di tích lịch sử nổi tiếng của Cố đô Huế. Công trình đặc sắc nhất của di tích này là cánh cổng có kiến trúc độc đáo hiếm có.

Cổng của Cơ Mật Viện là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, phản ánh bối cảnh lịch sử khi công trình được xây dựng.

Cổng của Cơ Mật Viện là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây, phản ánh bối cảnh lịch sử khi công trình được xây dựng.

Nét phương Đông thể hiện ở thiết kế giống như cổng tam quan đền chùa truyền thống của người Việt với ba vòm cổng, có một tòa lầu nhô lên trên vòm cổng giữa.

Nét phương Đông thể hiện ở thiết kế giống như cổng tam quan đền chùa truyền thống của người Việt với ba vòm cổng, có một tòa lầu nhô lên trên vòm cổng giữa.

Ngoài ra, yếu tố phương Đông còn nằm ở nhiều họa tiết cung đình trang trí trên các bộ phận khác nhau của cánh cổng.

Ngoài ra, yếu tố phương Đông còn nằm ở nhiều họa tiết cung đình trang trí trên các bộ phận khác nhau của cánh cổng.

Nét phương Tây thể hiện ở vật liệu xây dựng là bê tông cốt thép, các mô típ tạo hình kiểu châu Âu cổ điển ở các cấu trúc vòm, cột.

Nét phương Tây thể hiện ở vật liệu xây dựng là bê tông cốt thép, các mô típ tạo hình kiểu châu Âu cổ điển ở các cấu trúc vòm, cột.

Cánh cổng này có từ đợt xây dựng đầu tiên của Cơ Mật Viện, kéo dài từ năm 1899 đến 1903, khi cơ quan này di dời từ địa điểm cũ bên trong Hoàng thành về vị trí hiện tại.

Cánh cổng này có từ đợt xây dựng đầu tiên của Cơ Mật Viện, kéo dài từ năm 1899 đến 1903, khi cơ quan này di dời từ địa điểm cũ bên trong Hoàng thành về vị trí hiện tại.

Đây chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của Cơ Mật Viện, chưa bị tàn phá hoặc biến dạng như các công trình còn lại của di tích lịch sử này.

Đây chính là công trình còn nguyên vẹn nhất của Cơ Mật Viện, chưa bị tàn phá hoặc biến dạng như các công trình còn lại của di tích lịch sử này.

Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cổng tam quan của Cơ Mật Viện đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.

Do tính chất độc đáo, dễ nhận biết, cổng tam quan của Cơ Mật Viện đã xuất hiện trên nhiều bưu ảnh của người Pháp một thế kỷ trước như một trong những công trình tiêu biểu của Huế.

Một số hình ảnh khác về cánh cổng tam quan đặc biệt của Cố đô Huế.

Một số hình ảnh khác về cánh cổng tam quan đặc biệt của Cố đô Huế.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-tung-chi-tiet-cong-tam-quan-doc-la-nhat-co-do-hue-2005066.html