Sống động không gian trưng bày chuyên đề 'Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc' tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài 'Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc'. Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".

Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc".

 Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" gồm nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ cùng quần thể tượng "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". (Ảnh: Thanh Nga - Báo Long An)

Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" gồm nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ cùng quần thể tượng "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". (Ảnh: Thanh Nga - Báo Long An)

 Đoàn công tác của Báo Lào Cai nghe thuyết minh viên giới thiệu về tượng đài. Tại khu trưng bày hiện vật, khách có thể đến tham quan tự do hoặc liên hệ thuyết minh viên hỗ trợ, kể cả khách đoàn hoặc khách lẻ. Không gian trưng bày 8 chuyên đề, do đặc thù khi hoạt động phải vận hành hệ thống lớn đèn điện, máy lạnh... nên chỉ mở cửa phục vụ đoàn khách đủ từ 8 người trở lên

Đoàn công tác của Báo Lào Cai nghe thuyết minh viên giới thiệu về tượng đài. Tại khu trưng bày hiện vật, khách có thể đến tham quan tự do hoặc liên hệ thuyết minh viên hỗ trợ, kể cả khách đoàn hoặc khách lẻ. Không gian trưng bày 8 chuyên đề, do đặc thù khi hoạt động phải vận hành hệ thống lớn đèn điện, máy lạnh... nên chỉ mở cửa phục vụ đoàn khách đủ từ 8 người trở lên

 Làng chiến đấu ở Long An ẩn mình bên những rặng dừa nước.

Làng chiến đấu ở Long An ẩn mình bên những rặng dừa nước.

 Dân công hỏa tuyến Long An làm "cầu người" vận chuyển thương binh. Đây là hình tượng độc đáo, một minh chứng cho sự đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Dân công hỏa tuyến Long An làm "cầu người" vận chuyển thương binh. Đây là hình tượng độc đáo, một minh chứng cho sự đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 Tái hiện hình ảnh người dân nuôi giấu cán bộ.

Tái hiện hình ảnh người dân nuôi giấu cán bộ.

 Trạm quân y tại Căn cứ Đám lá tối trời xã Nhật minh, huyện Tân Trụ. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, phân khu 3 đã xây dựng một trạm quân y để chăm sóc, chữa trị thương binh. Đây là trạm quân y lớn, có thời điểm chữa trị đến 300 thương binh. Trong điều kiện sình lầy, sông nước, giữa vòng vây ác liệt của quân thù, sự tồn tại, hoạt động của trạm quân y là bằng chứng cho sự dũng cảm, sáng tạo của quân và dân Long An trong thời kỳ chống Mỹ.

Trạm quân y tại Căn cứ Đám lá tối trời xã Nhật minh, huyện Tân Trụ. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, phân khu 3 đã xây dựng một trạm quân y để chăm sóc, chữa trị thương binh. Đây là trạm quân y lớn, có thời điểm chữa trị đến 300 thương binh. Trong điều kiện sình lầy, sông nước, giữa vòng vây ác liệt của quân thù, sự tồn tại, hoạt động của trạm quân y là bằng chứng cho sự dũng cảm, sáng tạo của quân và dân Long An trong thời kỳ chống Mỹ.

 Hộp hình tái hiện công binh xưởng với bếp lò đỏ rực ẩn trong rừng tràm. Cùng với đó là hình ảnh những người lính lưng trần, mồ hôi nhễ nhại chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.

Hộp hình tái hiện công binh xưởng với bếp lò đỏ rực ẩn trong rừng tràm. Cùng với đó là hình ảnh những người lính lưng trần, mồ hôi nhễ nhại chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.

 Khu vực gần biên giới Việt Nam - Campuchia là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước lũ hằng năm. Cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân cách mạng nơi đây sống, chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ. Nhưng chính điều này đã hun đúc nên truyền thống trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc của đất và người Long An.

Khu vực gần biên giới Việt Nam - Campuchia là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước lũ hằng năm. Cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân cách mạng nơi đây sống, chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ. Nhưng chính điều này đã hun đúc nên truyền thống trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc của đất và người Long An.

 Trận Hiệp Hòa ngày 23/11/1963 - trận đánh điển hình của 3 mũi giáp công: Chính trị, binh vận, vũ trang. Chiến thắng Hiệp Hòa có tác dụng to lớn, cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm chiến đấu của quân và dân Long An.

Trận Hiệp Hòa ngày 23/11/1963 - trận đánh điển hình của 3 mũi giáp công: Chính trị, binh vận, vũ trang. Chiến thắng Hiệp Hòa có tác dụng to lớn, cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm chiến đấu của quân và dân Long An.

Ngày 17/9/1967, tại Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ 2, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định phong tặng cho Long An danh hiệu và lá cờ ghi 8 chữ vàng: “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Đây là một trong những điểm son tô thắm cho truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân tỉnh Long An trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" là công trình của người dân Long An tri ân Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hằng ngày, công viên thu hút đông người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu, tri ân sự hy sinh của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/song-dong-khong-gian-trung-bay-chuyen-de-trung-dung-kien-cuong-toan-dan-danh-giac-tai-long-an-post382227.html