Không lo thiếu thực phẩm cuối năm

Tình trạng thiệt hại nặng nề từ các trang trại chăn nuôi lớn đặt ra mối lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung thịt heo trong dịp tết. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao vào thời điểm cuối năm, việc khôi phục hoạt động chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ từ chính quyền trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Yên Bái khôi phục chăn nuôi sau bão

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân, đặc biệt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh đã có trên 327.000 con gia cầm và gần 8.770 con gia súc bị chết. Tập trung phòng chống dịch bệnh và khôi phục chăn nuôi sau bão là việc làm cấp thiết đang được các hộ dân và tỉnh, ngành chức năng triển khai để đảm bảo sinh kế và nguồn cung dịp tết Nguyên đán.

Yên Bái xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững, thời gian qua, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB).

Yên Bái quyết liệt phòng, chống dịch lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi

Trong thời gian qua, dịch lở mồm long móng đã xảy ra trên địa bàn huyện Trạm Tấu và dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện Lục Yên. Nhờ triển khai các biện pháp quyết liệt, đến thời điểm này, hai dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Yên Bái tăng cường kiểm soát, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái không khỏi hoang mang, lo lắng. Chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là DTLCP là ưu tiên hàng đầu đối với người chăn nuôi thời điểm này.

Yên Bái tăng cường giám sát, chủ động phòng ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Từ đầu năm tới nay, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Cụ thể, trong tháng 7/2023, tại huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ có biểu hiện của bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Lợn hơi tăng giá, nông dân Yên Bái phấn khởi

Giá lợn hơi tại Yên Bái hiện đang dao động từ 62.000 đến 64.000 đồng. Đây là mức giá cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Với mức giá này, người chăn nuôi sẽ có lãi từ 800.000 đến 1 triệu đồng/con.

Giá lợn hơi 'nhảy nhót', người chăn nuôi trăn trở việc tái đàn

Giá lợn hơi liên tiếp 'lao dốc' trong nhiều tháng gần đây, rồi lại tăng trong thời gian này, có ngày tăng từ 5 đến 10 giá, khiến người chăn nuôi 'chóng mặt'. Đáng nói là người chăn nuôi vẫn thua lỗ.

Yên Bái: Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên gia súc lây lan diện rộng

Từ cuối tháng 3/2021 đến nay, tỉnh Yên Bái đã phát hiện 19 con bò mắc bệnh viên da nổi cục ở 5 huyện thị là Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Lục Yên và thành phố Yên Bái.

Các địa phương tập trung phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Ông Đàm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở huyện Trạm Tấu từ ngày 5/5 đến ngày 18/8 tại 692 hộ, ở 31 thôn, bản của 9 xã.

YÊN BÁI NỖ LỰC KIỂM SOÁT DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Chỉ trong vòng một tháng, dịch tả lợn châu Phi đã gây ra nhiều thiệt hại cho tỉnh Yên Bái. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, tương đương 130 tấn. Dịch đã lây lan ra 86 thôn, bản của 44 xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy mà việc chống dịch tả lợn Châu Phi đang là nhiệm vụ hàng đầu. Ông Đàm Duy Đức - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái cho biết: cùng với việc khống chế dịch tả lợn lây lan thì cần đặc biệt bảo vệ các cơ sở chăn nuôi với qui mô lớn, hạn chế tối đa hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tỉnh cũng bố trí hỗ trợ kinh phí cho những hộ chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy để những hộ có thể chuyển hướng sản xuất, bù đắp lại sản lượng thịt lợn hơi thiếu hụt. Vũ Thắng/THQH