Tiếp nối hành trình tìm về nguồn cội

François Bibonne sinh năm 1995 tại Paris (Pháp). Anh có dòng máu Việt từ bà nội - bà Nguyễn Thị Koan. Trên con đường tìm về nguồn cội khi thực hiện Once Upon a Bridge II, Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, nơi chôn nhau cắt rốn của bà nội.

Những người vắt kiệt sức cho công việc

Tại Hàn Quốc, hiện không thiếu những người lao động làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối. Có thể nói, những người này sống tại công ty và chỉ về 'thăm' nhà vào mỗi tối.

'Quyền lực mềm' từ nhiều quốc gia

Theo đài RFI, tại Công viên La Villette, phía Bắc thủ đô Paris (Pháp), 15 'ngôi nhà Olympic' từ nhiều quốc gia trên thế giới quy tụ, là nơi để quảng bá văn hóa với các hoạt động thể thao, giải trí, ẩm thực và cả những màn hình lớn để người hâm mộ có thể xem các trận đấu được truyền hình trực tiếp.

Phương Tây 'giúp' Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Theo nghiên cứu của chuyên gia Mathilde Velliet, chuyên về các công nghệ mới, chính sách công nghệ của Mỹ và Trung Quốc tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), các dự án đầu tư chồng chéo vào Trung Quốc, Mỹ và châu Âu dường như đã giúp chính đối thủ của mình phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ cao.

Nghệ sĩ gốc Việt tỏa sáng tại liên hoan nhiếp ảnh quốc tế

Được mệnh danh là Liên hoan Cannes của nghệ thuật nhiếp ảnh, Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Arles lần thứ 55 diễn ra tại TP Arles, miền Nam nước Pháp hồi đầu tháng 7 quy tụ hơn 150 nghệ sĩ, trong đó có nữ nghệ sĩ gốc Việt Hứa Như Xuân.

Ngành dược phẩm sẽ chi cho AI 3 tỷ USD vào năm 2025

Ngành công nghiệp dược phẩm đang ngày càng dựa vào trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy nỗ lực khám phá và phát triển thuốc, đồng thời chi tiêu của họ trong lĩnh vực này đã tạo ra một thị trường trị giá hàng tỷ USD cho công nghệ AI…

Thổ Nhĩ Kỳ khó giữ cân bằng quan hệ khi cung cấp vũ khí cho Ukraine chống Nga

Đài RFI cho biết các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như bên cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine, giúp Mỹ giải quyết tình trạng thiếu đạn dược viện trợ. Tuy nhiên làm vậy khiến nỗ lực giữ cân bằng quan hệ với Nga và với phương Tây của Ankara trở nên khó khăn.

Việt Nam và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Theo đài RFI, chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo quân đội Pháp cho thấy tầm mức quan trọng của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương trong chính sách quốc phòng của Pháp.

Ngoại giao chủ động

Theo đài RFI, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang có chuyến công du 6 ngày đến Pháp, Brazil và Paraguay.

Pháp nói không còn quan tâm đến việc thảo luận với các nhà lãnh đạo Nga

Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné hôm qua (8/4) tuyên bố việc thảo luận với các nhà lãnh đạo Nga không còn nằm trong quan tâm của Pháp sau khi hai bên công bố các kết quả trái ngược nhau về cuộc điện đàm giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, đồng thời cho rằng việc nối lại liên lạc chỉ có thể diễn ra dựa theo các diễn biến quân sự tại Ukraine.

'Đại dịch'... deepfake

Trước thềm cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 tới, tại Hàn Quốc, các video sử dụng công nghệ giả mạo khuôn mặt (deepfake) đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Những video này sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những bài phát biểu sai sự thật, gây ảnh hưởng đến quyết định của cử tri và buộc các nhà chức trách của nước này phải tăng cường cảnh giác.

Iran phát triển mạnh ngành công nghiệp quân sự

Iran hôm 17-2 đã cho ra mắt hai hệ thống phòng không mới, gồm hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arman và lá chắn phòng không Azarakhsh, do Bộ Quốc phòng Iran chế tạo. Trước đó 3 ngày, Tehran cũng thông báo đã thử 2 tên lửa đạn đạo có tầm bắn 1.700km phóng từ một chiến hạm ở Ấn Độ Dương.

Những người giàu 'thích' được đánh thuế cao

Trong bối cảnh nhiều nhân vật nổi tiếng, doanh nhân vướng vào các bê bối trốn thuế, những năm gần đây, nhóm triệu phú Mỹ Patriotic Millionaires (tạm dịch Triệu phú yêu nước) đã khiến truyền thông chú ý khi đưa ra lời kêu gọi: 'Tôi giàu, hãy đánh thuế tôi' và 'Đánh thuế mạnh tay hơn' với những người giàu nhất hành tinh.

AI hỗ trợ đắc lực cho ngành dược phẩm

Những năm gần đây, ngành công nghiệp dược phẩm ở nhiều nước, trong đó có Pháp, sử dụng ngày càng nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và nhờ vậy đẩy nhanh tiến trình bào chế các loại thuốc mới.

Trí tuệ nhân tạo - trợ thủ đắc lực cho ngành dược phẩm thế giới

Trong vài năm trở lại đây, những 'gã khổng lồ' trong ngành dược phẩm toàn cầu đã đầu tư ngày càng nhiều vào các ứng dụng AI. Nhờ đó, tiến trình bào chế các loại thuốc mới đã được đẩy nhanh.

Nga, Mali thống nhất quan điểm về Niger, Pháp bác thông tin chuẩn bị can thiệp

Pháp bác bỏ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger khi cho rằng Paris đang lên kế hoạch can thiệp quân sự vào quốc gia Tây Phi. Trong khi đó, Nga và Mali cũng thảo luận về tình hình ở Niger.

Pháp sẽ cung cấp tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraine

Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Litva, ngoài Pháp hứa gửi tên lửa hành trình tầm xa Scalp, Đức cũng cam kết viện trợ thêm 700 triệu Euro cho Ukraine.

Pháp thông báo chuẩn bị chuyển giao hàng viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Ngoại trưởng Catherine Colonna tuyên bố trên đài RFI, Pháp sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, và các nguồn viện trợ mới đang được chuẩn bị.

'Bóng ma' buôn lậu ma túy ở châu Âu

Theo báo The Times của Anh, giới buôn lậu ma túy đang dành sự quan tâm đặc biệt cho cảng Antwerp (Bỉ), cảng biển lớn nhất châu Âu xét về diện tích với 192km2 và tương đối mở. Ngoài ra, cảng này cũng gần quốc gia láng giềng Hà Lan, nơi có nhiều băng đảng buôn lậu.

Chảy máu chất xám - Hong Kong (Trung Quốc) có còn là trung tâm tài chính kinh tế châu Á?

Nhiều chuyên gia về công nghệ, nhà khoa học, giáo viên đã quyết định rời khỏi Hong Kong (Trung Quốc), khiến trung tâm tài chính này phải đối mặt với một cuộc đại di cư và tình trạng chảy máu chất xám.

NATO mở rộng và câu chuyện của Thổ Nhĩ Kỳ

Để Phần Lan và Thụy Điển có thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tất cả 30 thành viên hiện tại phải nhất trí theo nguyên tắc đồng thuận của toàn bộ các thành viên. Nhưng, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO từ năm 1952, đã tuyên bố không chấp nhận đơn của hai quốc gia này.

Vì sao các loại vaccine ngừa Covid-19 không có hiệu lực dài hạn?

Trước đại dịch Covid-19, các loại vaccine ngừa các bệnh phổ biến có hiệu lực bảo vệ con người trong thời gian rất lâu. Cụ thể, vaccine ngừa bệnh sởi và rubella có hiệu lực bảo vệ đến suốt cả đời người; vaccine ngừa uốn ván và bạch hầu có hiệu lực đến 14 – 25 năm; vaccine ngừa thủy đậu (trái rạ) có hiệu lực từ 15 – 20 năm; vaccine ngừa viêm gan B có hiệu lực đến 20 năm…

Gây nhiễu thông tin về biến đổi khí hậu

Tháng 11-2021, Tổ chức phi chính phủ Global Witness, trụ sở ở Anh, đã công bố danh sách 503 nhà vận động hành lang, đại diện 100 công ty dầu mỏ và hơn 30 hiệp hội trong ngành này, có mặt tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland (Anh).

Vì sao ở Pháp không còn xiếc thú biểu diễn?

Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật nhằm chấm dứt việc sử dụng động vật hoang dã trong các buổi biểu diễn xiếc. Dự luật sẽ sớm được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ký ban hành.

Dư luận thế giới kỳ vọng gì sau Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc các cuộc trao đổi giữa hai bên vào ngày 16/11, song theo nhiều nhận định, sự kiện kéo dài 3,5 giờ đồng hồ về cơ bản là chưa đủ để thu hẹp những bất đồng giữa hai siêu cường.

Bê bối tàu ngầm và dấu hiệu của một trật tự toàn cầu mới

Mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ-Anh-Pháp rạn nứt và có nguy cơ bị xóa sổ khi Pháp triệu hồi đại sứ của mình về nước. Bối cảnh căng thẳng càng trở nên phức tạp bởi Australia quyết định rút khỏi hợp đồng trị giá 66 tỉ USD với Naval Group (Pháp) đóng một hạm đội tàu ngầm truyền thống và thay vào đó sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ của Mỹ-Anh sau khi thiết lập đối tác an ninh 3 bên mới mang tên AUKUS.

Mối đe dọa khó lường

Đài RFI dẫn lời giới chuyên gia cho rằng, việc lực lượng Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan có nguy cơ kích động những 'con sói đơn độc' tại Pháp và mối đe dọa khủng bố ở đất nước hình lục lăng vẫn ở cấp độ cao.

Đến lượt Tổng thống Madagascar bị ám sát hụt

Cảnh sát Madagascar đã bắt giữ 6 người, có 1 công dân nước ngoài, vì tình nghi âm mưu ám sát Tổng thống Andry Rajoelina sau nhiều tháng điều tra.

Có 'ngọn hải đăng' EVFTA chỉ đường, vải thiều Việt ùn ùn vào EU

Theo đài RFI, đầu tháng 6/2021, lần đầu tiên quả vải thiều Việt Nam được đưa vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) theo đường chính ngạch, bắt đầu là Czech và sau đó là Pháp, Bỉ, Hà Lan.

Gỡ nút thắt cuối cho đàm phán hạt nhân Iran

Ngày 12-6, Mỹ, Iran và các bên liên quan của thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 nhóm họp tại Vienna, Áo, để gỡ những nút thắt cuối trong việc đưa Iran và Mỹ trở lại thỏa thuận. Cuộc đàm phán này được đánh giá có ảnh hưởng đến bầu cử tổng thống Iran ngày 18-6 tới và là phép thử của Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Trung Đông.

Cảnh báo về cuộc cạnh tranh nguồn cát thiên nhiên

Theo đài RFI của Pháp, khi nói đến ngành công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mọi người nghĩ ngay đến những mỏ vàng, mỏ kim loại, mỏ dầu khí... mà ít nghĩ đến những mỏ cát trên thế giới. Nhưng đây lại là thị trường trị giá 200 tỷ USD/năm.

Hình phạt cứng rắn mà các nước áp dụng để chống lại dịch Covid-19

Nhiều nước phương Tây đã áp dụng các chế tài nặng để xử phạt các trường hợp vi phạm các biện pháp cách ly, giãn cách phòng chống dịch Covid-19.

Thế giới chạy đua tìm vaccine chống Covid-19

Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành dữ dội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, nhiều quốc gia đang nỗ lực chạy đua tìm thuốc điều trị và vaccine phòng ngừa.

Dịch Covid-19 và bốn bài học cho kinh tế thế giới

Guồng máy sản xuất đang trơn tru của thế giới bị chững lại bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra...