Ánh dương đời con

'Đừng khóc con! Hãy thay bố chăm sóc mẹ khi bố đi…'. Rồi bố đưa cánh tay chằng chịt những vết bầm tím vì lấy ven xoa tóc tôi, nhẹ nhàng lau những giọt nước mắt tôi đang thi nhau rơi xuống. Ngay lúc ấy tôi nhận ra bố thật gần mà sao xa xôi đến vậy. Bàn tay bố chai sạn, khô gầy vì nắng mưa vất vả… Đó là một đêm trời đổ cơn bão dông lớn…

Ánh sáng đời tôi

Cũng khá lâu rồi tôi mới đi xe buýt, có dịp thảnh thơi ngắm phố xá những ngày đầu năm mới và cảm nhận không khí se lạnh cùng cơn mưa xuân lất phất. Hai bên đường nhiều nhà vẫn còn không khí tết với những cây đào khoe sắc thắm rung rinh trong gió.

Lao xao nỗi nhớ

Từ ngày ba mất, tôi có thói quen cuối tuần trở về lặng lẽ ngồi bên cánh cổng khép hờ trước ngôi nhà của má. Như chiều nay, một buổi chiều nhạt nắng, tôi trở về ngồi dưới tán hoa giấy nơi đầu ngõ. Đang mải mê xem bọn trẻ chơi bắn bi, tôi bất giác nhìn lên, trên đầu là những bông hoa màu hồng tươi đang đong đưa trong gió. Nắng lao xao, từng chùm hoa gọi nỗi nhớ ùa về...

Bố dạy tôi phải sống kiên cường

Tôi vẫn tự hào khoe mình là con của một người lính kiên trung. Thời mưa bom bão đạn, bố anh dũng cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Thời bình, bố lại hăng say lao động phát triển kinh tế. Dù việc lớn hay nhỏ, khó khăn cỡ nào ông cũng nỗ lực hết sức. Làm con gái ông, tôi dặn lòng phải sống kiên cường như bố.

Tách trà kết nối tình thâm

Tôi có thói quen dậy sớm, dù là đêm qua có thức khuya đến mấy thì 5 giờ sáng hôm sau tôi cũng thức dậy để pha trà cho ba. Đã mười mấy năm từ lúc mẹ không còn, là bao lần xuân hạ thu đông tôi thức dậy mỗi buổi sáng làm công việc hạnh phúc đó.

Tình yêu không lời

Hôm rồi, con trai tôi vô ý làm rơi bức ảnh cưới. Tiếng roẹt…coong… kính bắn tung tóe ở phòng khách. Tôi không giữ được bình tĩnh tát con một cái đau điếng. Con không khóc mà nhìn tôi. Cái nhìn đầy ám ảnh. Tôi bừng tỉnh và ngồi thụp xuống. Tôi vội ôm con vào lòng và xin lỗi con. Bao nhiêu ký ức ngày xưa hiện về…

Yêu thương đong đầy năm tháng

Tháng ba về giữa những yêu thươngGiữa cảm xúc với ngàn lời chưa nóiCon sợ lắm thời gian trôi đi vôịCuốn xa dần bóng dáng cha yêu…

Ðừng lo, có cha ở đây rồi!

Buổi sáng cuối tuần, ngồi nhìn ra cổng tôi thấy bác hàng xóm dắt bộ chiếc xe đạp đi chợ về. Hình bóng của bác khiến tôi nhớ tới dáng hao gầy của cha nơi quê nhà. Giờ này, chắc cha đã thức dậy từ lâu và con biết thế nào cha cũng ra thăm đồng hay đạp xe ra bờ kênh gần nhà ngó nghiêng vườn chuối. Bất giác, ký ức những ngày thơ bé bên cha lại ùa về…

Thời gian của bố

Mỗi chúng ta đều có một kho riêng để cất giữ thời gian. Mẹ nói, thời gian của mẹ nằm trong căn bếp nhỏ, nơi mẹ chăm chút gia đình từng miếng cơm, hớp nước. Anh trai tôi luôn đặt tay lên ngực và bảo quỹ thời gian của anh nằm trong túi áo, nơi cất giấu những bông cỏ gà lúc bé, vài bức thư tình khi còn trai trẻ và giờ là bao thuốc lá dành cho giây phút suy tư. Còn quỹ thời gian của bố thì nằm trong cửa hiệu sửa đồng hồ. Nói là cửa hiệu cho oai, chứ thực ra chỉ là túp lều nhỏ để che mưa che nắng, phía trước treo chiếc mẹt rách làm biển hiệu có đề dòng chữ ghi bằng phấn trắng 'Nhận sửa đồng hồ'. Người trong quán lúc nào cũng đông nhưng khách đến sửa thì ít mà toàn là lũ trẻ con lít nhít xúm lại ngó nghiêng những chiếc kim đồng hồ chạy đều nhau tăm tắp. Tôi thích trò áp tai nghe từng tiếng kêu hòa với tiếng nhịp tim mình trong lồng ngực. Và quỹ thời gian của tôi hình như nằm trong cái dáng ngồi khom lưng của bố đang lụi cụi sửa đồng hồ…

Niềm tự hào trong tôi

Ba tôi làm nghề đạp xích lô. Một công việc chẳng có gì đặc biệt giữa thành phố đông đúc, ồn ào, không mấy ai để ý, trân trọng. Nhưng với tôi, chiếc xích lô cũ kỹ của ba là cả một khoảng trời thương nhớ, là minh chứng cho những năm tháng ba đã hy sinh thanh xuân, tuổi trẻ để nuôi anh em tôi khôn lớn.

Giọt nước mắt của ba

Nếu hỏi rằng, tôi thương ai nhất? Tôi không cần suy nghĩ mà trả lời ngay rằng đó là ba tôi. Quê tôi ở miền biển, quanh năm đối đầu với cái nắng, cái gió rã rời của mùa hạ và cái lạnh sắt se của mùa đông. Thế nhưng, ba tôi vẫn đều đặn mỗi chiều kéo lưới mưu sinh sau những giờ lên lớp. Cái nghèo cứ đằng đẵng bám chặt gia đình tôi.

Nói cùng cha

'Con chưa một lần đặt bút viết về chaGiờ mới thấy con vô tình đến vâỵNhìn vết xe đời con chợt thâýNhững vết nhăn của ngày tháng bôn ba…'.

Cha mãi trong tim

Thấm thoắt đã gần 10 năm kể từ ngày cha chị mất vào một buổi chiều mưa hoang hoải. Vậy mà mỗi lần thắp nén hương lên bàn thờ cha, chị vẫn không giấu nổi sự xúc động. Mấy mươi năm cuộc đời, người đàn ông ấy đã dành trọn tình yêu thương cho các con. Chị nhớ về những ngày tháng bên cha, những bữa cơm muối vừng mà đong đầy yêu thương…

Cha, ruộng đồng và những mùa cơm mới

Chỉ ít hôm trước, cánh đồng lúa sau trường vẫn còn xanh ngút tầm mắt, ấy thế mà chỉ trong chốc lát đã vàng ruộm. Đó đây, tiếng máy cày, máy cắt vang lên khuấy động cả một khoảng không, lòng tôi lại nhớ cha da diết. Ký ức về cha ùa về trong tôi.

Cha ơi! Con nhớ…

Những cơn mưa rả rích làm tôi nhớ về cha day dứt. Đã bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần tôi ngóng trông để tìm lại hình bóng cha, nhưng dường như cha đã vào một kiếp sống mới nên không còn hiện diện trong giấc mơ tôi nữa. Tôi cuống cuồng muốn ghi lại chút gì, vì tôi sợ ký ức cũng già nua, mệt mỏi khiến tôi không thể nhớ được dáng hình cha ra sao nữa…

Thần tượng của con

Chiều muộn, Sài Gòn lại mưa. Ngồi trong căn gác trọ văng vẳng bên tai lời bài hát 'cha' của phòng cạnh bên làm tôi nhớ cha khôn xiết. Cha đã hy sinh tuổi xuân của mình để nuôi tôi khôn lớn, học thành tài. Những lúc như thế này, tôi chỉ muốn đón xe để về quê với cha. Thế nhưng bây giờ thì không được, tôi đã có công việc tại thành phố, phải theo đuổi để sau này còn đỡ đần cho cha.

Mua vài xu nhớ…

Đứa cháu thỏ thẻ: 'Tháng Bảy mưa ngâu phải không dì? Năm nay chưa tháng Bảy mà mưa nhiều dì nhỉ!'. Câu nói của nhỏ cháu làm tôi chợt nhớ về những ngày ấu thơ, khi ấy vào những ngày mưa, chúng tôi thường ngồi quấn bên chân cha, nhìn người vót nan đan rổ rá, thúng mủng và nghe cha thủng thẳng kể những câu chuyện cổ tích diệu kỳ. Giọng người ấm áp, chậm rãi như nhịp mưa rơi tí tách, dẫn dắt chúng tôi say mê bước vào thế giới của Sơn Tinh, Thủy Tinh, Tấm Cám, Sọ Dừa, tiếng khắc - nhập của cây tre trăm đốt… Mỗi câu chuyện không chỉ là niềm vui trẻ thơ mà còn là bài học sâu sắc về tình người, tình đời và cả về sự hy sinh thầm lặng mà mãi sau này lớn lên tôi mới hiểu.