Nông dân huyện Cao Phong tất bật vệ sinh vườn, phục hồi cây cam sau bão

Mưa lớn kéo dài khiến người trồng cam Cao Phong vô cùng lo lắng khi cây cam bắt đầu có hiện tượng thối rụng, nứt quả và vàng lá.

Huyện Cao Phong phát triển vùng sản xuất tập trung cây có múi

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Huyện Cao Phong: Ảnh hưởng thời tiết, mía trắng ép nước khó tiêu thụ

Mặc dù đã vào cuối vụ nhưng diện tích mía trắng ép nước tại huyện Cao Phong mới thu hoạch được khoảng 65% và giá bán thấp hơn so với năm 2023, trung bình từ 3.000 - 4.000 đồng/cây. Theo nhận định của người dân, do thời tiết mưa, nắng thất thường, chất lượng mía sụt giảm và khó tiêu thụ.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xuân Mường Thàng

Giáp Tết, ở khắp các vườn cam tại huyện Cao Phong không khí nhộn nhịp hơn ngày thường không chỉ bởi tư thương đến thu mua mà các nhà vườn còn rộng cửa đón khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và mua cam. Tiếng cười giòn tan như xua đi giá lạnh, hứa hẹn một mùa Xuân đủ đầy. Với sức sống căng tràn, mùa Xuân trên quê hương Mường Thàng được

Quấn chăn, quây bạt sưởi ấm cho gia súc trong đợt rét đậm nhất năm

Đợt rét đậm, rét hại tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc khiến cuộc sống người dân bị xáo trộn. Nông dân phải quấn chăn, quây bạt, sưởi ấm cho đàn trâu, bò...

Hòa Bình: Nông dân trồng cam Cao Phong phấn khởi vì được mùa, được giá

Dự kiến sản lượng thu hoạch cam niên vụ 2023-2024 trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đạt khoảng 18.000-20.000 tấn, giá bán tại vườn dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Đa dạng sản phẩm OCOP dược liệu

Tỉnh Hòa Bình hiện có 123 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó nhiều sản phẩm OCOP thuộc nhóm dược liệu đã khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 2 - Phát triển bền vững vùng cam Cao Phong (HBĐT) - Việc triển khai thực hiện thành công Đề án tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ là nền tảng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Trước mắt tập trung xây dựng cánh đồng mẫu tái canh cây cam gần 14 ha tại trung tâm của thủ phủ cam Cao Phong.

Cam Cao Phong với chu kỳ tái canh lịch sử

Bài 1 - Khoảng lặng sau phát triển 'nóng' (HBĐT) - Chặt bỏ cây cam đã hết chu kỳ khai thác, trồng chuối và một số loại cây khác để cải tạo đất, cũng như triển khai các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Đó là thực tế đã, đang diễn ra ở thủ phủ cam Cao Phong trong chu kỳ tái canh lớn nhất từ trước đến nay.

Mưa lớn gây sạt lở đất và ngập úng nghiêm trọng

Trong 3 ngày từ 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trên 100 mm, đặc biệt địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy nhiều nơi lượng mưa lên đến 170 mm. Mưa lớn kéo dài đã gây ra sạt lở đất, ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

'Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường', đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Ôn Châu là giống quýt gì, ăn ngon cỡ nào giá 35.000 đồng/kg?

Đến hẹn lại lên, từ tháng 8, nông dân các vùng trồng giống quýt Ôn Châu tại huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) lại tất bật trong vườn để chuẩn bị đơn hàng của tiểu thương.

Quýt Cao Phong được mùa, được giá

Người dân ở huyện Cao Phong đang bắt tay vào thu hoạch giống cây xen canh - quýt Ôn Châu. Mùa vụ này, quýt đạt năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao hơn so với năm trước.

Nông sản xứ Mường vươn ra thế giới

Những tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản của tỉnh có nhiều khởi sắc. Một số mặt hàng đặc trưng tiếp tục sang những thị trường xuất khẩu mới. Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, ngoài tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) không ngừng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Quýt Ôn Châu bước vào vụ thu hoạch

Đến hẹn lại lên, từ tháng 8, nông dân các vùng trồng quýt Ôn Châu tại huyện Cao Phong lại tất bật trong vườn để chuẩn bị đơn hàng của tiểu thương. Đây là loại quýt chín sớm, được thu hoạch đầu tiên trong niên vụ cây ăn quả có múi tại huyện.

Hòa Bình: Quýt Ôn Châu được giá, người dân Cao Phong phấn khởi

Sau khi thu hoạch, quýt Ôn Châu được rửa sạch bằng hệ thống máy sục ozone, sau đó phân phối ngoài thị trường với giá từ 30.000-35.000 đồng/kg hoặc đóng hộp làm quà tặng với giá 45.000 đồng/kg.

Quýt Ôn Châu mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao

Những ngày cuối tháng 8, trên thủ phủ đất cam Cao Phong (Hòa Bình), người dân nơi đây đang phấn khởi bắt tay vào thu hoạch giống cây xen canh - quýt Ôn Châu vụ mùa 2023.

Na Cao Phong vào vụ

Tháng 8, các nhà vườn trồng na trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, na được mùa, chất lượng thơm ngon, hứa hẹn mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ trồng.

Ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện bắt giun trong đất - Bài 2: Xử lý triệt để tình trạng kích giun, bảo vệ đất đai, sản vật quê hương

Nếu hành vi kích giun không được ngăn chặn, thì hậu quả đối với cam Cao Phong và các giống cây trồng khác sẽ rất khó lường.

Ngăn chặn tình trạng sử dụng kích điện bắt giun trong đất - Bài 1: Kích giun làm hỏng đất, hỏng cây

Huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) - 'thủ phủ' của cam Cao Phong nổi tiếng. Thời gian gần đây, tình trạng sử dụng kích điện bắt giun trong đất (kích giun) đã xuất hiện trở lại tại đây và một số địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, các hộ làm vườn lo lắng, bức xúc.

Bảo vệ thương hiệu, chống đội lốt cam Cao Phong

Dù huyện Cao Phong đã cắm biển 'Thông báo kết thúc thu hoạch cam Cao Phong niên vụ 2022 - 2023 kể từ ngày 25/5/2023' tại đầu huyện, cuối huyện và khu vực chợ nông sản huyện, nhưng một số điểm bán lẻ cam ngay trên địa bàn huyện vẫn bán cam nơi khác mạo danh cam Cao Phong.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 1 - Bức xúc 'giun tặc'

Nạn kích giun đất xuất hiện nhiều tại huyện Cao Phong và một số địa phương khác trong tỉnh từ năm 2019. Sau thời gian tạm lắng, năm 2023, khi bắt đầu có những cơn mưa, nạn kích giun đất bùng phát trở lại, gây bức xúc trong Nhân dân và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khẩn trương, cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất là mong mỏi của người dân.

Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực 'xuất ngoại'

Bài 2: Gỡ 'nút thắt', tạo đà cho xuất khẩu nông sản (HBĐT) - Tính đến hết năm 2022, giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất canh tác trồng trọt đạt từ 160-165 triệu đồng/ha. Trong 2 năm 2021-2022, tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 6,2%, trong đó, ngành NN&PTNT đã đóng góp 4,69%. 6 tháng đầu năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh chỉ đạt 0,39% nhưng riêng ngành NN&PTNT chiếm tới 3,45%, điều này khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của ngành đối với nền kinh tế. Dù vậy, nền nông nghiệp vẫn được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xuất khẩu nông sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu

Những năm gần đây, nông sản là mặt hàng chiến lược, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh. Quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông sản ngày càng được mở rộng với nhiều thị trường đòi hỏi chất lượng cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… Để nông sản tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu thì việc kiểm soát, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm là giải pháp thiết yếu, lâu dài.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi khi giao mùa

Tăng cường khử trùng, tiêu độc, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh - đó là những khuyến cáo của ngành chức năng đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, nhất là trong thời điểm giao mùa với thời tiết nồm ẩm kéo dài.

Nâng cao giá trị và phát triển bền vững vùng cam

Đến thăm vườn cam rộng 2 ha của gia đình anh Nguyễn Văn Thái ở thị trấn Cao Phong, ấn tượng nhất là màu xanh mướt mắt, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Còn tại vườn nhà anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong, diện tích cam bị bệnh đã được xử lý kịp thời, đảm bảo phục hồi và phát triển tốt. Đây là 2 trong nhiều hộ gia đình ở huyện Cao Phong đang thực hiện tái canh cây cam theo hình thức phục hồi và cơ cấu lại sản xuất, hướng tới nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây cam - cây trồng chủ lực nhất của huyện Cao Phong.

Huyện Cao Phong xây dựng nông thôn mới để người dân hưởng lợi

Trong những năm qua, huyện Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông nghiệp, nông thôn đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM theo lộ trình hướng tới mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2025.

Huyện Cao Phong: Đồng bộ các giải pháp tái canh cây ăn quả có múi

9 tháng năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cộng với việc triển khai hữu hiệu các giải pháp trong canh tác nên sản lượng, chất lượng các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) của huyện Cao Phong đạt khá. Toàn huyện có tổng diện tích CAQCM khoảng 1.744 ha, sản lượng năm nay ước đạt trên 20.000 tấn, hứa hẹn một vụ thu hoạch thắng lợi cho người trồng CAQCM.

Vượt khó hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới Cao Phong

'Phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM)' - đây là mục tiêu quan trọng được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau gần 2 năm thực hiện nghị quyết, các vùng quê trên địa bàn huyện đang nỗ lực chuyển mình, vượt khó vươn lên để hướng tới mục tiêu chung.

Sản phẩm OCOP vào vụ Tết

Thời điểm này, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán. Nhiều cơ sở tăng sản lượng, đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Huyện Cao Phong: Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Cao Phong đã tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện xây dựng, hoàn thiện hồ sơ và tổ chức đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.