Thay đổi hơn nữa bộ mặt nông thôn và đời sống người dân

Chiều 30-12, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề: 'Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững'.

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam

Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững.

Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải của PV GAS lọt top 10 sự kiện nổi bật

Mới đây, Bộ Công thương công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2023. Trong đó, việc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) hoàn thành và đưa vào vận hành kho LNG 1 MMTPA Thị Vải đã được bình chọn là một trong những sự kiện nổi bật.

Cần cơ chế, chính sách cho phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế và các Bộ, ngành chức năng về dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen và Kế hoạch triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

Cần cơ chế đặc biệt trong chiến lược phát triển điện khí, điện gió

Cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII do Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, ngày 25/12 tại Hà Nội, có sự tham gia đóng góp của nhiều chuyên gia, đại diện hiệp hội trong lĩnh vực năng lượng.

20 chuyên gia 'mổ xẻ' vướng mắc, cùng Bộ Công thương bàn chính sách điện khí, điện gió

Ngày 25/12, Bộ Công thương tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về kế hoạch phát triển các dự án điện khí, điện gió theo Quy hoạch điện VIII và góp ý cho dự thảo chiến lược sản xuất hydrogen.

Vì sao cần cơ chế đặc thù cho điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII?

Trước bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ, phát triển điện khí, điện gió là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên để thực hiện theo đúng Quy hoạch điện VIII, còn nhiều khó khăn tháo gỡ.

Tiềm năng của việc thương mại hóa tín chỉ carbon rừng

Theo các nhà phân tích, diện tích rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.

Vĩnh Phúc: Phát động Lễ trồng cây năm 2024

Ngày 16/12, tại Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ phát động trồng cây năm 2024 cùng Honda giữ mãi màu xanh Việt Nam với mục tiêu 'Vì một Việt Nam xanh hơn và bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc'.

Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Theo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện bổ sung từ các dự án điện khí là 30.424 MW và điện gió ngoài khơi là 6.000 MW.

Cần cơ chế đặc thù cho dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Tại cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII do Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì ngày 15/12 tại Hà Nội, các đại biểu thống nhất, cần sớm báo cáo Chính phủ và Quốc hội có chủ trương về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án này.

Đề xuất áp dụng cơ chế đặc biệt điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng dự án điện gió ngoài khơi cần đưa vào danh mục dự án quan trọng Quốc gia cần được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

Thúc đẩy triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII

Nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp.

Gia tăng giá trị nông sản xuất khẩu từ sản xuất xanh

Năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam có thể đạt 54 tỷ USD. Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu với nỗ lực đa dạng hóa thị trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Sẽ thí điểm nhiều chính sách mới

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan, các chính sách thí điểm triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thành công sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa 'Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao' trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Phát động triển khai Đề án Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Sáng 12/12, tại Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã chủ trì Lễ phát động triển khai thực hiện Đề án 'Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' đã được Chính phủ phê duyệt.

Hậu Giang: Phát động dự án trồng 1 triệu tấn lúa chất lượng cao

Sáng 12/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh Hậu Giang triển khai dự án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL tới năm 2030'. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023.

Net Zero: Hành động từ doanh nghiệp

Để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam, cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới chuyển dịch xanh bằng những hành động cụ thể.

COP 26: Vấn đề ô nhiễm môi trường do lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, chưa có biện pháp xử lý triệt để và hợp lý đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí; gây độc cho người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên.

Thu hồi 3 văn bản đề xuất EVN hạ giá mua điện tái tạo

Sau khi rà soát lại, Công ty Mua bán điện (EPTC) đã thu hồi 3 văn bản báo cáo EVN trước đó về đề xuất hạ giá mua điện đối với các dự án điện tái tạo đã hòa lưới.

Chuyển dịch năng lượng thúc đẩy nền kinh tế xanh

Sáng 8/12 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Chuyển dịch năng lượng Việt Nam: Xu Hướng định hình tương lai xanh.

Việt Nam, Đan Mạch và những gặt hái hứa hẹn từ COP 28

Hội nghị COP 28 tại UAE là thời điểm quan trọng để đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tình trạng trái đất; từ đó, vạch ra lộ trình xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Cần đào tạo các xu hướng thương mại điện tử mới trong trường đại học

Bên cạnh việc tạo bản sắc riêng, các trường đại học cần nhanh chóng thiết kế các học phần gắn với hai xu hướng nổi bật của thương mại điện tử (TMĐT) là TMĐT xuyên biên giới và bảo vệ môi trường trong kinh doanh trực tuyến.

Việt Nam cần có chính sách thu hút đầu tư minh bạch để tăng trưởng xanh

Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều địa phương tại Việt Nam đang kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tăng trưởng xanh, nhưng vẫn băn khoăn câu chuyện nên chọn giải pháp lọc ngành hay giảm phát thải để không bỏ sót nhà đầu tư.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị COP 28

Chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vị thế Việt Nam đã 'nói là làm', triển khai các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu.

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Đảm bảo tăng trưởng xanh, các địa phương đang chuyển đổi thu hút đầu tư theo hướng không lọc ngành mà lọc công nghệ và phải sản xuất phải bền vững.

Đan Mạch và Việt Nam đạt được gì từ COP28?

COP 28 (30/11/2023 - 12/12/2023 tại UAE) là thời điểm quan trọng để đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện về tình trạng của trái đất, từ đó vạch ra lộ trình xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Việt Nam và Đan Mạch sẽ tiếp tục hợp tác để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu đầy tham vọng cũng như đẩy mạnh các chương trình hợp tác hiện tại trong các lĩnh vực khác nhau hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh

Ngày 4/12, Báo Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức hội thảo 'Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh' cùng thảo luận các vấn đề, giải pháp thúc đẩy khơi thông dòng vốn xanh góp phần phát triển bền vững.

Thị trường tài chính carbon, đừng để nước đến chân mới nhảy

Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.

COP 26: Tái chế chất thải công nghiệp - Nhiều tiềm năng, thiếu giải pháp

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Nhưng cùng với tốc độ công nghiệp hóa, sự phát triển rác thải công nghiệp cũng kéo theo những nguy cơ về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Thủ tướng: Việt Nam là địa điểm tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Sáng ngày 2/12 theo giờ địa phương, trong chương trình hoạt động tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam với chủ đề 'Huy động các nguồn lực cho chuyển đổi xanh'.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn kinh tế về năng lượng, hạ tầng, công nghệ

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), sáng 2/12 theo giờ địa phương, tại thành phố Dubai, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, công nghệ.

Thủ tướng chứng kiến lễ ký 9 văn kiện hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các bộ, ngành của Việt Nam, các tổ quốc tế đã chứng kiến lễ trao 09 văn kiện hợp tác giữa các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển xanh.

Việt Nam tham gia hàng loạt sáng kiến quan trọng tại COP28

Việt Nam sẽ tham gia các sáng kiến quan trọng tại COP28 lần này, trong đó có Cam kết làm mát toàn cầu và Sáng kiến thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris…

Liên hợp quốc sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam thời gian qua nhằm triển khai các cam kết quốc tế về khí hậu.

Tổng Thư ký LHQ khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 29/11 đã có cuộc gặp, trao đổi với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Cuộc gặp diễn ra trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-28).

Việt Nam mạnh mẽ thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu

Việt Nam không chỉ có những hành động quyết liệt và cụ thể thực hiện cam kết về đạt mức phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050 đưa ra tại COP26 cách đây 2 năm mà còn tiếp tục công bố một số sáng kiến, cam kết mới của nước ta nhân COP28 nhằm cùng cộng đồng quốc tế ứng phó tốt nhất với biến đổi khí hậu trong tương lai.

Triển khai Quy hoạch Điện VIII: Việt Nam bước gần hơn đến mục tiêu Net Zero năm 2050

Việt Nam sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030 để đảm bảo giảm phát thải carbon và mục tiêu cam kết tại COP 26 về trung hòa carbon.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới quy hoạch điện VIII

Hiện rất nhiều nhà đầu tư Vương quốc Anh đang đặt trọng tâm, tập trung vào Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, đặc biệt là năng lượng tái tạo do quan tâm tới các chính sách, quy định của Việt Nam liên quan đến dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này.

Thực hiện COP 26: Doanh nghiệp nhà nước lên kế hoạch hành động

Doanh nghiệp đang tích cực, chủ động triển khai các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

COP 26: Xu hướng di chuyển bằng xe đạp ở đô thị đang tăng

Giao thông vận tải là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Tuy nhiên, giao thông cũng là một trong những tác nhân gây ra sự nóng lên của trái đất, suy thoái môi trường, các tác động tiêu cực đến sức khỏe và phát thải khí nhà kính. Trước thực trạng này, việc chuyển đổi sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện, trong đó có xe đạp được xem là một trong những giải pháp để giảm phát thải hiệu quả. Vậy cần phải làm gì để có thể thúc đẩy phương tiện giao thông vốn được xem là thô sơ này trong bối cảnh hiện nay?

1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh

Bộ NN&PTNT kỳ vọng 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp sẽ gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.