'Mắt thần' giữ rừng Quảng Trị

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.

Quần thể cây di sản trên núi Bo Trẳm

Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.

Thanh Hóa: Vùng đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái

Không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ, nhiều thác nước thơ mộng đẹp tựa như tranh, mà Thanh Hóa còn có 1.535 di tích văn hóa, lịch sử và nhiều nét văn hóa dân tộc đang còn gìn giữ đến ngày nay để phát triển du lịch sinh thái.

Hội thảo tham vấn phương án chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên

Việc nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên là điều rất cần thiết nhằm nâng cao công tác bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giá trị đa dạng sinh học, các loài động, thực vật quý, hiếm, đặc hữu. Đồng thời, bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, phòng hộ đầu nguồn, khai thác tiềm năng lợi thế của tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế bền vững.

Du lịch xanh Thanh Hóa - Tiềm năng và xu hướng

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, thời kỳ cách mạng 4.0, du lịch xanh không đơn thuần là khái niệm, kỳ vọng mà thực sự đã trở thành xu hướng, tiềm năng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Là một trong những tỉnh rộng lớn, chia làm 3 vùng: vùng núi và trung du, ven biển, đồng bằng, tạo hóa ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, thấm đẫm giá trị lịch sử - văn hóa, tỉnh Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch xanh.

Đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BQL Khu BTTN) Pù Luông được giao quản lý 16.999,81 ha, nằm trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Quan Hóa và Bá Thước với nhiều hệ động, thực vật quý hiếm. Hiện nay, xung quanh khu bảo tồn có hơn 18.000 người sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập còn phụ thuộc vào nguồn lợi khai thác rừng.

Sẽ di dời có lộ trình trang trại của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk khỏi khu bảo tồn

Trong Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô (Đắk Lắk) có một trang trại chăn nuôi của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tồn tại từ lâu. Các ban ngành liên quan cho biết sẽ xin ý kiến cấp trên và có phương án di dời trang trại ra khỏi khu bảo tồn.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng: Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có hệ động-thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Vì thế, Ban Quản lý Khu BTTN Kon Chư Răng đã triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen quý.

Phát hiện các loài linh trưởng quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Qua 3 năm thực hiện Dự án khoa học - công nghệ 'Điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tồn các loài linh trưởng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2019-2021)', Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu đã phát hiện 5 loài linh trưởng quý hiếm thuộc 1 bộ, 2 họ đang sinh sống tại các tiểu khu trong Khu bảo tồn. Qua đó, tìm ra các giải pháp bảo tồn và xác định các nguy cơ đe dọa tuyệt chủng các loài thú quý hiếm này.

Bảo vệ đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá có tính đa dạng sinh học khá cao. Hệ động, thực vật phong phú, nhiều loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam. Khu bảo tồn còn được biết đến với các quần thể rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở khu vực miền Bắc Việt Nam và các quần thể thông Pà Cò quý hiếm. Trước nguy cơ tài nguyên rừng trong khu bảo tồn bị các đối tượng tác động trái phép, Ban Quản lý (BQL) Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đã nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Sẽ khởi tố vụ án khai thác gỗ trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

Ngày 6/12, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đang củng cố hồ sơ, tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật để khởi tố vụ án khai thác gỗ rừng trái phép, quy mô lớn xảy ra trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

Rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa bị tàn sát trên diện rộng

Không chỉ vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa nằm trên địa bàn xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) mà các vùng lõi thuộc địa bàn một số xã khác cùng huyện này như Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Lập đều bị 'lâm tặc' đốn hạ để khai thác gỗ trái phép.

Bài 3: Chung sức giữ màu xanh đại ngàn

Trong những chuyến công tác đến các xã vùng cao của huyện Bát Xát như Y Tý, Dền Sáng, A Lù, Trung Lèng Hồ… điều khiến chúng tôi vô cùng ấn tượng đó là những khu rừng cổ thụ xanh thẫm 4 mùa. Hầu hết những diện tích rừng tự nhiên đó thuộc quản lý của Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bát Xát, với tổng diện tích 18.637 ha, trên địa giới hành chính 5 xã, gồm Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung. Trong 4 năm qua, với lực lượng mỏng, quân số ít, làm thế nào Ban Quản lý Khu BTTN Bát Xát có thể giữ được màu xanh của đại ngàn mênh mông kia? Trò chuyện cùng các cán bộ, đảng viên Khu BTTN Bát Xát, chúng tôi đã tìm được câu trả lời.

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: Nhiều dư địa phát triển du lịch

Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đã tạo tiền đề nhằm phát huy thế mạnh của khu vực này.

'Kho báu' trên đỉnh Tà Xông

Có một loại cây mà suốt nhiều năm qua mỗi cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò vẫn coi là 'kho báu'. Họ bảo nhau, phải giữ bằng được loài cây ấy. Cây còn, Khu bảo tồn còn...

Hội nghị đánh giá, phân cấp quản lý, bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán

Chiều 29.8, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá, phân cấp quản lý, bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Chí Sán năm 2019. Tới dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và bí thư, trưởng thôn, bản, đại diện các chủ rừng 6 xã, thị trấn thuộc Khu BTTN.