SỬA ĐỔI LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (10/2023). Quan tâm tới dự luật, Luật sư Đặng Thành Chung – Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội kỳ vọng, dự thảo luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH HỘI ĐỒNG TƯ PHÁP QUỐC GIA TRONG DỰ THẢO LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Một trong những vấn đề được cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 là quy định về Hội đồng Tư pháp quốc gia. Một số ý kiến cho rằng, việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia là vấn đề rất lớn, cần được nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, bởi Nghị quyết 27-NQ/TW và Hiến pháp 2013 đều không quy định về vấn đề này.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 05/10/2023

'Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bước sang ngày làm việc thứ tư; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Phiên họp thứ nhất Giải Diên Hồng lần thứ 2 - năm 2024...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 05/10/2023.

HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN GÓP Ý HỒ SƠ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Chiều 29/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tòa án Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thị Kim Nhung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh; Hoàng Văn Tiền, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.

Cần nghiên cứu thận trọng, cân nhắc kỹ quy định về 'quyền tư pháp' trong dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng: Nội hàm của 'quyền tư pháp' như thế nào, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể trong các văn bản luật. Nếu tới đây, quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có nội hàm 'quyền tư pháp' sẽ là một bước tiến.

SỬA ĐỔI LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN: LÀM RÕ ĐỊA HẠT PHÁP LÝ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN SƠ THẨM CHUYÊN BIỆT

Một trong những điểm mới của dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 là bổ sung quy định trong hệ thống Tòa án có các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt để xét xử một số loại án đặc thù. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng để quy định này đảm bảo tính khả thi, vẫn cần nghiên cứu làm rõ địa hạt pháp lý, cơ cấu tổ chức của loại hình Tòa án này.

CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH NỘI HÀM QUYỀN TƯ PHÁP TRONG DỰ ÁN LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Theo chương trình, dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) lần đầu trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); trước khi trình Quốc hội, dự án luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 26. Một trong những nội dung mới, quan trọng nhưng còn ý kiến khác nhau được cơ quan soạn thảo trình xin ý kiến, đó là quy định về nội hàm quyền tư pháp trong dự án luật.

Tranh luận việc đổi tên TAND cấp tỉnh, cấp huyện

Về đổi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, một số ý kiến cho rằng tờ trình của ban soạn thảo nhằm đảm bảo hoạt động xét xử độc lập là chưa thuyết phục.

Xác định nội hàm quyền tư pháp: Cần hết sức thận trọng, kỹ lưỡng

Cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, 18.9, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần hết sức cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng khi quy định nội hàm quyền tư pháp.

UBTVQH THỐNG NHẤT CAO VỚI SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TOÀN DIỆN DỰ ÁN LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN, THỂ CHẾ HÓA NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW

Chiều 18/9, cho ý kiến về dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung toàn diện dự án luật Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu mới, đặc biệt thể chế hóa nghị quyết số 27-NQ/TW; đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật bảo đảm tính liên thông, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Tiếp tục Phiên họp thứ 26, chiều 18/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

SỬA ĐỔI LUẬT TÒA ÁN NHÂN DÂN: TIẾP TỤC RÀ SOÁT ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Tiếp tục Phiên họp thứ 26, chiều 18/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi một số điều của các luật có liên quan để bảo đảm tính liên thông, đồng bộ, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Cho ý kiến nhiều vòng để có được chất lượng tốt nhất về các dự án luật

Sáng 12/9, phát biểu khai mạc phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là kỹ lưỡng, làm hết việc để chuẩn bị các nội dung dự án luật trình Quốc hội là tốt nhất.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CẦN KỸ LƯỠNG, TRÁCH NHIỆM CAO TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, giám sát, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là kỹ lưỡng, làm hết việc để chuẩn bị các nội dung dự án trình Quốc hội là tốt nhất.

Năm 2023: Số vụ nhận hối lộ tăng hơn 300%

Để phục vụ phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 9/2023) và Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, sáng 6/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 10 để thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm tra Dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga chủ trì phiên họp.