Hướng Hóa tiếp tục triển khai tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ ba dan dồi dào, màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên cây cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, với diện tích gần 4.000 ha, chủ yếu là giống cà phê cartimor, bình quân mỗi năm toàn huyện đạt sản lượng trên 50.000 tấn quả tươi. Sản xuất cây cà phê có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình, trong đó có không ít gia đình là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã đặc biệt khó khăn.

Sẵn sàng cho niên vụ cà phê 2024

Còn khoảng một tháng nữa, Sơn La sẽ vào vụ thu hoạch cà phê. Thời điểm này, các nhà máy đang khẩn trương duy tu, sửa chữa, nâng cấp dây chuyền chế biến; các nông hộ vùng chuyên canh tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hoạch cà phê.

Tái canh cây cà phê ở Thuận Châu

Cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Thuận Châu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất, sản lượng giảm. Huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tái canh bằng những loại giống mới, năng suất cao, đảm bảo phát triển cà phê bền vững.

Tái canh cây cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Xây dựng mô hình tái canh cà phê Arabica được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) triển khai từ năm 2023, mô hình bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt, trang bị cho nông dân kiến thức, kỹ thuật tiên tiến và các giải pháp ứng phó hiệu quả để canh tác cà phê bền vững.

Chiềng Đen quyết tâm cán đích nông thôn mới nâng cao

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La tiếp tục huy động mọi nguồn lực, nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, quyết tâm đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp

Chủ động mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, tích cực tham gia các dự án đã giúp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La triển khai nhiều chương trình, mô hình, hoạt động thiết thực; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, giúp nông dân ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, thu nhập, cải thiện đời sống.

Năm 2024 toàn tỉnh sẽ tái canh 130 ha cà phê

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, theo kế hoạch, năm 2024 toàn tỉnh sẽ tiếp tục tái canh 130 ha cà phê. Trong đó, tái canh trồng mới 110 ha; thực hiện cải tạo, phục hồi trồng xen ghép cây ăn quả 20 ha.

Góp phần thực hiện đề án tái canh cây cà phê ở Hướng Hóa

Nhằm góp phần thực hiện đề án tái canh cây cà phê của tỉnh, từ năm 2020 -2022 Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình 'Tái canh cây cà phê chè trên địa bàn huyện Hướng Hóa'. Đến nay, kết quả cho thấy các giống cà phê mới thích nghi tốt, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Hiệu quả bước đầu từ việc tái canh cây cà phê ở Hướng Hóa

Việc tái canh cây cà phê được nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa thực hiện từ nhiều năm trước, nhưng tập trung nhất khoảng từ năm 2020 cho đến nay. Khi mới triển khai tái canh gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và người dân, nhiều vườn cà phê già cỗi trên địa bàn đang dần được thay thế bằng những giống mới triển vọng, cho năng suất, giá trị cao.

Nâng cao năng lực canh tác cà phê bền vững

Tái canh cây cà phê là nhu cầu cấp thiết của huyện Mường Ảng và Tuần Giáo. Tuy nhiên, người trồng cà phê chưa nắm được kỹ thuật tái canh, trong khi trình độ canh tác còn nhiều hạn chế, chưa đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất, sản lượng và chất lượng cà phê chưa cao. Dự án CRAS đã cung cấp các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn và người dân, góp phần điều chỉnh, khắc phục hạn chế trong chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê.

Ứng dụng công nghệ canh tác cà phê tại Mường Ảng

Năm 2022, huyện Mường Ảng phối hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ); Cục Trồng trọt và Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) triển khai dự án CRAS 'Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các nhóm nghèo sản xuất cà phê tại Mường Ảng và Tuần Giáo'. Sau 2 năm triển khai, dự án bước đầu cho thấy sự hiệu quả, khắc phục triệt để các hạn chế trong canh tác cà phê tại 2 địa phương này.

Kon Tum: Càphê xứ lạnh đang dần có chỗ đứng trên thị trường

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cây càphê xứ lạnh Arabica khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại huyện.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị hàng hóa và tạo niềm tin với người tiêu dùng, Thành phố đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân, hợp tác xã phát triển một số cây trồng chủ lực, gồm cà phê, mận, xoài, nhãn theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo hiệu quả, bền vững.

Phát triển cà phê đặc sản: Cơ hội và thách thức. Bài 2: Cần những giải pháp thích ứng, hiệu quả

Cà phê là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh, nguồn thu nhập chính của hơn 8.000 hộ gia đình, trong đó có 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, do thị trường liên tục biến động, giá thu mua xuống thấp, năng suất giảm sút do cây cà phê già cỗi, thoái hóa… nên người dân không còn mặn mà với cây cà phê. Do vậy, việc tái canh cây cà phê, phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, trồng cà phê theo chuỗi liên kết được xem là định hướng quan trọng nhằm nâng cao giá trị ngành hàng cà phê của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê trong những năm tiếp theo.

Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao

Ngày 12/3, tại tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Giải pháp nào bảo vệ cà phê Sơn La khỏi thời tiết cực đoan?

Những giải pháp bảo vệ cây cà phê cần được triển khai kịp thời, chủ động với tinh thần 'phòng hơn chữa', để người trồng cà phê không còn thấp thỏm nỗi lo sương muối.

Tổng kết dự án tái canh cây cà phê giai đoạn 2020 - 2022

Hôm nay 17/11, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tổ chức hội thảo tổng kết dự án Tái canh cây cà phê chè tại Quảng Trị giai đoạn 2020-2022.

Tái canh - tạo vùng cà phê chất lượng cao

Cà phê là cây trồng chủ lực chiếm 46% tổng giá trị các loại cây trồng trên địa bàn Thành phố Sơn La. Hiện nay, Thành phố đang thực hiện tái canh diện tích cây cà phê già cỗi bằng những giống cà phê đặc sản, chất lượng cao.

Hội thảo đầu bờ tái canh cây cà phê

Ngày 30/10, UBND Thành phố đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc tổ chức Hội thảo đầu bờ tái canh cây cà phê tại phường Chiềng Sinh.

Chương trình OCOP tạo động lực phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống

Những năm qua, tỉnh ta đã dành nguồn lực cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, biến đổi gen; bảo tồn, lưu giữ và khai thác các nguồn giống gen quý hiếm để phục vụ nhu cầu sản xuất. Đây là 'Chìa khóa' để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành công tác tái canh cà phê

Trong những năm trở lại đây, nhiều diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh bước vào giai đoạn già cỗi, năng suất thấp nên việc đẩy mạnh tái canh cà phê được xem là hướng đi giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu đến năm 2026 có ít nhất 1.000 ha cà phê được tái canh; đến năm 2030 sẽ hoàn thành công tác tái canh cây cà phê trên địa bàn.

Tái canh cà phê và những bài học kinh nghiệm

Mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện tái canh, ghép cải tạo khoảng 29.365 ha diện tích cà phê kém hiệu quả, trong đó, gồm 28.830 ha cà phê vối và 535 ha cà phê chè. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cũng đã tích lũy 'nguồn vốn' kinh nghiệm đã triển khai tái canh cà phê từ gần mười năm qua.

Tái canh, ghép cải tạo 59.484 ha cà phê

Thống kê giai đoạn 2015 - 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã triển khai tái canh, ghép cải tạo 59.484 ha cà phê trên địa bàn.

Trung tâm Khuyến nông chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học

Là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh không chỉ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sẵn có mà còn từ thực tiễn sản xuất, trung tâm đã tập trung nghiên cứu về các loại giống cây trồng, vật nuôi hoặc phương pháp canh tác phù hợp trên địa bàn tỉnh nhằm giúp nông dân ứng dụng nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động nghiên cứu khoa học của trung tâm được sự hỗ trợ tích cực của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ cùng sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các địa phương triển khai đề tài, dự án.

Hiệu quả từ những công trình khoa học được vinh danh

9 công trình khoa học công nghệ vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng trao Giải thưởng Khoa học Công nghệ lần thứ II - 2021 không chỉ có giá trị cao về khoa học và công nghệ, mà còn có giá trị ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả, góp phần làm thay đổi cuộc sống.

Hội thảo khoa học một số giải pháp phát triển cà phê bền vững ở Sơn La

Ngày 10/12, Hội Cà phê Sơn La đã tổ chức Hội thảo khoa học một số giải pháp phát triển cà phê bền vững tại Sơn La. Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Cà phê toàn cầu; thành viên Hội Cà phê Sơn La và một số gia đình tiêu biểu trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.