Nông dân Sóc Trăng tranh thủ thu hoạch lúa sau ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài

Nông dân tỉnh Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa nhằm kéo giảm ảnh hưởng và thiệt hại thấp nhất đối với các diện tích lúa bị đổ ngã do ảnh hưởng mưa kéo dài gây ra trong những ngày vừa qua.

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy 'phát triển sản xuất nông nghiệp' sang 'phát triển kinh tế nông nghiệp' với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chủ động bảo vệ cây trồng trước ảnh hưởng của bão số 3

Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3, (Yagi) trên địa bàn tỉnh Long An xuất hiện nhiều trận mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng tới một số loại cây trồng.

Sóc Trăng tập trung phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp được xem là 'trụ đỡ' của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện hàng loạt các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đã tạo ra các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có sản lượng lớn, chất lượng cao được các công ty, doanh nghiệp hợp đồng liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch: Thiệt đơn, thiệt kép - Bài 3: Tăng tính pháp lý của quy hoạch

Đó là ý kiến của hầu hết các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo bộ, ngành cũng như địa phương khi được hỏi về giải pháp quản lý phát triển nông nghiệp một cách bài bản, hiệu quả bền vững. Báo SGGP xin trân trọng trích giới thiệu một số ý kiến.

Sóc Trăng tích cực xuống giống và chăm sóc lúa Hè - Thu

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, trong vụ lúa Hè - Thu năm 2024, Sóc Trăng sẽ xuống giống lúa chia thành 3 đợt (tùy theo điều kiện của từng địa phương), đợt 1 bắt đầu xuống giống vào đầu tháng 4 và kết thúc đến cuối tháng 6/2024. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Sóc Trăng đã xuống giống lúa Hè - Thu được 108.394/139.360ha kế hoạch và theo đúng khuyến cáo diện tích còn lại, sẽ xuống giống dứt điểm vào ngày 30/6.

Nông dân trồng màu trong mùa hạn, mặn

Để tiết kiệm lượng nước tưới cho cây màu vào những tháng mùa khô, hầu hết nông dân trồng màu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng lựa chọn những loại rau màu có thời gian trồng và thu hoạch ngắn ngày. Nhờ vậy mà dù những tháng đầu năm 2024, thời tiết nắng nóng gay gắt, mặn xâm nhập, nông dân vẫn giữ xanh ruộng màu, năng suất ổn định, lợi nhuận thu về kha khá.

Hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân

Liên tục trong 5-6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hầu như không có mưa, nhất là những ngày tháng tư này nắng nóng liên tục không chỉ gây ảnh hưởng hạn mặn thiệt hại đến cây trồng vật nuôi, mà nắng nóng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân do thiếu nước uống và nước sinh hoạt hàng ngày.

Hàng ngàn hecta lúa ở Sóc Trăng giảm năng suất do hạn mặn

Ông Trần Vĩnh Nghi, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết hiện nay nông dân hai huyện Trần Đề và Long Phú đang thu hoạch lúa vụ đông - xuân muộn, nhưng năng suất lúa giảm một nửa do hạn mặn.

Những ruộng lúa chết mòn trong hạn mặn

Mùa khô hạn năm nay Sóc Trăng là tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tình trạng lúa bị ảnh hưởng năng suất và chết do hạn gay gắt và mặn xâm nhập. Trước đó, dù ngành chức năng đã khuyến cáo nhưng nhiều nông dân vẫn xuống giống vụ 3. Khi lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì hạn mặn bủa vây, lúa cứ khô héo dần…

Thị xã Vĩnh Châu giữ vững và phát triển vùng trồng nhãn xuồng

Mặc dù là địa phương có diện tích trồng nhãn xuồng cơm vàng không lớn nhưng trái nhãn của thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nổi tiếng nhiều năm qua và trái nhãn gắn liền với địa danh của vùng đất, với tên gọi là nhãn xuồng Vĩnh Châu. Nhãn xuồng Vĩnh Châu có đặc điểm là thịt dày hơi ngả màu vàng, vỏ mỏng, ít nước, vị ngọt thanh mát, mùi thơm đậm nên rất được thị trường ưa chuộng. Giá nhãn xuồng sau thu hoạch rất tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà vườn.

Nhiều diện tích lúa nguy cơ bị thiệt hại do hạn mặn xâm nhập

Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương khuyến cáo nông dân trong vùng hạn, mặn xâm nhập không sản xuất vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3).

Người dân lao đao vì hạn hán và xâm nhập mặn

Những ngày qua, nông dân tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng lao đao vì hạn hán và xâm nhập mặn. Hạn, mặn không chỉ gây sụt lún, sạt lở đất khiến việc sinh hoạt, sản xuất gặp khó khăn mà còn khiến chi phí thu hoạch lúa tại một số địa phương đội lên vì việc vận chuyển đường thủy gần như tê liệt.

Khảo sát tình hình sản xuất lúa Đông - Xuân muộn

Ngày 1/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát lúa Đông - Xuân muộn và nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Long Phú - Tiếp Nhật. Đồng chí Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Long Phú, Trần Đề.

Chuẩn bị rau màu sẵn sàng phục vụ thị trường tết Nguyên đán

Theo thông lệ hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán là nông dân canh tác màu ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng lại tất bật chăm sóc rau màu để cung ứng ra thị trường.

Lúa Đông Xuân có giá bán và lợi nhuận cao kỷ lục

Tại Sóc Trăng, các địa phương vùng thường xuyên bị ảnh hưởng mặn xâm nhập như huyện Long Phú, Trần Đề đã bắt đầu thu hoạch lúa vụ Đông Xuân chính vụ.

Nông dân chủ động xuống giống lúa Đông - Xuân ứng phó hạn, mặn

Đến nay, toàn tỉnh đã xuống lúa Đông - Xuân (2023 - 2024) hơn 79.000/171.000ha theo kế hoạch. So với năm trước, năm nay vụ lúa Đông - Xuân xuống giống sớm từ 20 - 30 ngày. Việc này nhằm chủ động ứng phó với hạn, mặn dự báo xảy ra cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2023 và có thể kéo dài sang những tháng đầu năm 2024.

Hương vị 'chua, ngọt' của quả chanh

Nhiều nông dân trồng chanh ở Sóc Trăng từng than thở, chưa có đợt thu hoạch năm nào giá chanh xuống thấp như vào thời điểm tháng 5 đến tháng 7 âm lịch vừa qua. Giá chanh được thương lái thu mua tại vườn chỉ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ trồng chanh, thậm chí có hộ còn bị thua lỗ. Tuy nhiên, hiện tại giá bán chanh đã khởi sắc, hộ trồng chanh bắt đầu hưởng 'quả ngọt'.

Sóc Trăng phát triển mạnh diện tích sản xuất lúa đặc sản

Sóc Trăng có diện tích gieo trồng lúa hằng năm trên 317.000ha, sản lượng đạt trên 2 triệu tấn. Để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện Dự án Phát triển sản xuất lúa đặc sản. Qua các giai đoạn năm 2012 - 2015, năm 2016 - 2020 và năm 2021 - 2025 thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh đã đạt một số thành tựu nổi bật, với diện tích lúa đặc sản, lúa thơm các loại từng bước nâng lên từ 66.018ha (năm 2012) đến nay đã đạt 188.000ha.

Sóc Trăng mở rộng mã vùng trồng phục vụ thị trường xuất khẩu

Nông sản của Sóc Trăng trong những năm qua không chỉ được tiêu thụ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Một trong những điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đáp ứng là phải xây dựng được vùng trồng đạt tiêu chuẩn cấp mã số. Do đó, để trái cây của tỉnh nhà 'xuất ngoại', ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển vùng trồng cây ăn trái, hướng đến các thị trường xuất khẩu khó tính. Đến nay, Sóc Trăng đã có 94 mã số vùng trồng được ngành chuyên môn cấp, góp phần đưa nông sản của tỉnh xuất khẩu thuận lợi.