Gặp 'cha đẻ' của giống lúa ở Bình Thuận

Những năm qua, Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Thuận rất chú trọng đến công tác nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và khảo nghiệm các loại giống lúa cho năng suất và chất lượng cao nhằm đa dạng hóa giống lúa trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có hơn 50 giống lúa do trung tâm nghiên cứu, lai tạo thành công và có thương hiệu bản quyền. Trong đó có 3 giống lúa Ma Lâm 214 (ML 214), ML 54, ML 232 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử, giống ML 202 được công nhận giống quốc gia. Một số giống lúa do trung tâm lai tạo có sức sống lâu dài với thời gian như giống TH6, ML 48, ML 214… được nông dân trong và ngoài tỉnh sử dụng hàng chục năm nay.

Người đàn bà chèo thuyền trên Đồng Tháp Mười

Ai về thăm Đồng Tháp Mười vào mùa sen nở, sẽ khó quên hình ảnh những người đàn bà mặc áo bà ba đủ màu sắc chèo thuyền, y như những bông hoa sen, những cánh sen Đồng Tháp. Họ đưa du khách thăm những danh thắng, những nét đẹp đồng bằng.

TP HCM lạ trong những điều rất quen

Một ngày dường như chưa đủ để cảm nhận hết những điều vừa quen vừa lạ của TP HCM khi bạn ngắm mảnh đất quen thuộc này từ nhiều góc độ

Liên kết sản xuất lúa chất lượng cao: Nhiều triển vọng

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai chú trọng phát triển cánh đồng lúa lớn một giống ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Việc này góp phần giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, ổn định lương thực tại chỗ, từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Hạt gạo với sứ mệnh xây dựng miền Tây giàu đẹp

45 năm thống nhất cùng đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long - miền Tây Nam bộ - luôn gánh trên vai sứ mệnh là vùng trọng điểm nông nghiệp, đóng góp gần 60% sản lượng lúa quốc gia. Một mảnh đất chỉ chiếm khoảng 1/8 diện tích Việt Nam, nhưng đóng góp lớn vào việc đưa đất nước trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Hạt gạo đã, đang và sẽ góp phần làm nên một miền Tây giàu đẹp.

'Nhà khoa học của nông dân'

Hạn mặn đang hoành hành ở ĐBSCL, nông dân đau đớn nhìn ruộng lúa tươi tốt chuyển sang cằn cỗi, khô héo. Trong bối cảnh đó, tôi chọn nhân vật 'nhà khoa học nông dân' Hoa Sĩ Hiền (ngụ xã Tân An, TX. Tân Châu, An Giang) để kể lại một câu chuyện phòng, chống thiên tai.

Lai tạo giống cây thích ứng với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trong suốt nhiều năm qua, GS-TS Nguyễn Thị Lang (Nghiên cứu viên cao cấp Viện lúa ĐBSCL) đã quyết tâm tạo ra các giống lúa chất lượng, giữ vai trò chủ lực trong vụ mùa tại Nam Bộ. Công cuộc đi tìm những giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cấp bách, đầy khó khăn và thử thách.

Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở Đồng Tháp

Trong năm 2019, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ...

Yên Khánh: Phòng trừ hiệu quả lúa cỏ

Vụ mùa năm nay, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của ngành chuyên môn, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của nông dân, diện tích lúa cỏ trên đồng ruộng Yên Khánh đã giảm đáng kể, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Nhà khoa học nữ dành tình yêu đặc biệt cho cây lúa

Các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu của bà về bản đồ di truyền cây lúa, genome học cây lúa trong lĩnh vực di truyền, chọn giống cây trồng mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới.

Gieo 'mùa vàng' trên đất mặn

Nhiều năm nay, GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long) - nữ nhà khoa học đầu tiên vừa nhận được Giải thưởng Trần Đại Nghĩa - đã nỗ lực chọn tạo thành công nhiều giống lúa chịu mặn, đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, thích nghi với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).