Nông dân thắng lợi vụ lúa hè - thu

Đến cuối tháng 8/2024, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch vụ lúa hè - thu năm 2024 đạt trên 70%/diện tích xuống giống (tổng diện tích xuống giống hơn 68.100ha). Đây là vụ lúa thứ 02 trong năm 2024, nông dân tiếp tục thắng lợi về năng suất và giá.

Tập trung nâng năng suất, chất lượng vải thiều

Toàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có hơn 17,3 nghìn ha vải thiều, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 13,4 nghìn ha, chiếm hơn 77,1% tổng diện tích; sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP 30 ha và tiêu chuẩn hữu cơ 10 ha.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng

Tính đến ngày 24/8, toàn tỉnh Nghệ An có trên khoảng 1.723,6 ha rừng nhiễm sâu, trong đó có 601 ha nhiễm nặng. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các phương án phòng, chống sâu bệnh gây hại cho cây rừng.

Hàng trăm héc-ta dừa tại ĐBSCL đang bị sâu đầu đen tấn công, khô lá, rụng trái, chết dần. Nông dân trồng dừa đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng, do số lượng cây dừa bị chết lớn, chi phí xử lý sâu đầu đen cao.

Tiền Giang: Sâu đầu đen tàn phá hàng trăm hecta dừa

Ông Nguyễn Văn Men, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) tỉnh Tiền Giang cho biết: 'Thời gian gần đây loài sâu đầu đen đã gây hại cho các vườn dừa trong tỉnh. Loài sâu này cắn phá lá dừa, trái dừa dẫn đến chết cây. Việc diệt trừ loài sâu này rất khó khăn, tốn kém'.

Sâu đầu đen hại dừa xuất hiện nhiều tại Tiền Giang

Sau thời gian, sâu đầu đen gây hại trên các vườn dừa tại tỉnh Tiền Giang được khống chế thì nay xuất hiện trở lại. Đợt này, sâu gây hại trên diện rộng ở một số xã trên địa bàn huyện Chợ Gạo. Hiện, các ngành chức năng của tỉnh, huyện, xã đang tập trung khống chế để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại trong nhân dân.

Huyện Chợ Gạo: Ngăn chặn sâu đầu đen gây hại dừa

Sâu đầu đen đang gây hại trên nhiều vườn dừa tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Để tránh dịch lây lan và gây thiệt hại lớn cho nhà vườn, ngành Nông nghiêp đang phối hợp với chính quyền địa phương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp dập dịch.

Cầu Kè: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho trên 500 lượt nông dân

Trong 07 tháng năm 2024, thông qua Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp, huyện Cầu Kè đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt cho trên 500 lượt nông dân.

Sầu riêng VietGAP và cơ hội cho các nông sản khác

HTX Sản xuất, Kinh doanh, Dịch vụ nông nghiệp Đa Mi (HTX SXKD-DVNN) thuộc thôn La Dày, xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) vừa được tổ chức chứng nhận FAO cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi đối với 40 ha. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của các hộ thành viên, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương trong suốt 1 năm qua. Đến nay HTX đã đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu của một số thị trường khó tính, hướng đến phát triển bền vững.

Hội thảo mô hình 'Thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi'

Ngày 19/7, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo mô hình 'Thâm canh sầu riêng đạt tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết chuỗi' quy mô 40 ha tại xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc. Tham dự có ông Ngô Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đại diện một số cơ quan, doanh nghiệp liên quan, hợp tác xã, hộ dân tham gia thực hiện mô hình.

Cảnh báo sâu, bệnh hại 'tấn công' lúa hè thu

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh dự báo rầy lứa 2 ra rộ trên lúa hè thu từ thời điểm 15/7/2024 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao.

Ngăn ngừa sâu đầu đen hại dừa lan rộng

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để hỗ trợ nông dân phòng trị sâu đầu đen hại cây dừa đang có hướng gia tăng.

Hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây quế

Ngày 10/5, tại xã Nậm Lúc (Bắc Hà), Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) tổ chức hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây quế cho nông dân.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

Sâu đầu đen gây hại nhiều diện tích dừa tại Trà Vinh

Sâu đầu đen gây hại dừa đang có chiều hướng lây lan nhanh tại Trà Vinh.

Sâu đầu đen gây hại dừa có chiều hướng lây lan nhanh

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang phối hợp với các địa phương trồng dừa trong tỉnh tích cực tuyên truyền, tập huấn cho nhà vườn cách phòng trừ sâu đầu đen hại dừa nhằm hạn chế thiệt hại và lây lan diện rộng.

Đức Thọ tập trung phòng trừ đạo ôn gây hại trên lúa xuân

Trước tình trạng lúa xuân bị bệnh đạo ôn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực chỉ đạo bà con nông dân bám đồng, khẩn trương khoanh vùng có biện pháp xử lý kịp thời.

Nhà vườn gặp khó trong phòng trừ sâu đầu đen, bọ cánh cứng trên cây dừa

Hiện diện tích nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn toàn tỉnh 30,5ha; trong đó, diện tích nhiễm nặng 3,2ha, nhiễm trung bình 9,56ha, nhiễm nhẹ 17,72ha. Tập trung ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú... Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng các địa phương đang tập trung khoanh vùng phun thuốc phòng trị đối với các vườn nhiễm nặng, có nguy cơ lây lan ra xung quanh.

Đắk Nông chủ động phòng trừ sâu keo mùa thu trên cây ngô vụ đông xuân

Nhiều diện tích ngô ở huyện Krông Nô (Đắk Nông) bị sâu keo mùa thu tấn công. Ngành chuyên môn, người dân đang triển khai phòng, trừ loại sâu hại này.

Nhân rộng giống hoa nuôi cấy mô

Thực hiện Đề án Phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách mang tầm quốc gia, vụ hoa Tết 2024, Trung tâm Giống và Hoa kiểng tỉnh Bến Tre triển khai các giống hoa nuôi cấy mô cho các hộ nông dân tại huyện Chợ Lách trồng thử nghiệm mang lại hiệu quả cao.

Tổng kết mô hình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu trên cây ngô

Ngày 28/11, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình quản lý tổng hợp IPM sâu keo mùa thu (IPM/IPHM) trên cây ngô. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Hộ đồng bào tham gia mô hình 'Quản lý sâu keo mùa thu hại bắp'

Trong vụ hè thu 2023, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) đã tham gia mô hình 'Quản lý sâu keo mùa thu hại bắp' do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai. Từ một vùng sản xuất trước đây từng bị sâu keo gây hại nặng, mô hình đã giúp hộ đồng bào hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học, mà vẫn có thể tiêu diệt được nhiều sâu, nâng cao năng suất cây trồng.

Rau an toàn vẫn khó đầu ra dù hàng chục triệu người tiêu dùng mong mỏi

Địa bàn thành phố Hà Nội đã hình thành 104 vùng sản xuất rau an toàn, với quy mô từ 20ha trở lên tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ...; cho giá trị từ 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm.

Chưa rõ nguyên nhân hàng chục ha bạch đàn bị khô lá

Trong vài tháng trở lại đây, hàng chục ha trồng cây bạch đàn từ 2 đến 3 năm tuổi thuộc Lô 1, khoảnh 5, tiểu khu 202, là vùng rừng sản xuất trên địa bàn xã Văn Hán và xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên xuất hiện hiện tượng bị khô một phần lá hoặc cả phiến lá từ phía dưới gốc lên đến 2/3 thân cây.

Tạo bước đột phá đưa cây điều trở thành 'cây tỷ đô'

Từ nghị quyết chuyên đề Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước ban hành về phát triển ngành điều của địa phương năm 2020, đến nay ngành điều Bình Phước đã có những bước đột phá quan trọng và sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu nhân điều đã mang về cho địa phương mỗi năm hơn 1 tỷ USD.

Cận cảnh 2.000 ha rừng thông bị dịch sâu róm tàn phá ở Hà Tĩnh

Khoảng 2.000 ha thông trên địa bàn rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang bị sâu róm phá hoại gây trụi, khô lá, có nguy cơ chết hàng loạt.

Sâu róm tàn phá 2.000ha rừng thông ở Hà Tĩnh

Hơn 2.000ha rừng thông ở Hà Tĩnh nhiều tháng qua bị sâu róm gây hại với mật độ lên đến 400 con sâu/cây. Ngành chức năng đang phun thuốc trừ sâu và tìm phương án ứng phó với tình trạng này.

Gần 30.000 ha lúa hè thu ở Hà Tĩnh đã trổ bông

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh có gần 30.000 ha lúa hè thu đã trổ bông.

Sơn móng tay nhiều có gây hại không?

Sơn móng tay được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp. Để màu đẹp thì sơn cần có hóa chất, câu hỏi đặt ra liệu sơn móng tay nhiều thì có gây hại cho sức khỏe không?

Cơ quan chuyên môn hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định chính xác thời điểm sâu non nở rộ, mật độ sâu gây hại nhằm quyết định thời điểm và số diện tích cần xử lý.

Cách phòng trị sâu, bệnh hại trên cây dừa

Dừa xiêm dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Tuy nhiên, trong điều kiện thâm canh hiện nay, dừa bị nhiều loại sâu hại tấn công làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng dừa.

Dọn vườn, phun thuốc phòng bệnh trên cây dừa Thiện Nghiệp

Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp TP. Phan Thiết vừa đưa ra một số giải pháp phòng, chống bệnh trên cây dừa xiêm ở xã Thiện Nghiệp.

Sâu cuốn lá hại lúa tại Nghệ An, chuyên gia hướng dẫn biện pháp phòng trừ

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn ra các đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng xen kẽ các trận mưa trong tháng 6 và 7, cộng thêm tác động của một số đợt gió nồm về đêm nên có sương, dẫn đến sâu cuốn lá nhỏ phát sinh và diễn biến phức tạp.

Cận cảnh thiết bị bay không người lái diệt sâu hại quế ở Yên Bái

Thời gian qua xuất hiện tình trạng sâu hại quế rải rác ở một số địa phương trong tỉnh Yên Bái, với diện tích bị hại khoảng trên 200 ha. Để tăng cường hiệu quả phòng trừ sâu hại quế, nông dân Yên Bái đã sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc phòng trừ. Đây là loại Flycam được cải tiến để phục vụ trong nông nghiệp.