Huyện Cao Phong: Bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 3

Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Tại cấp huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo địa bàn được phân công phụ trách đã chủ động nắm bắt tình hình và trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3. Liên tục từ chiều 6/9, các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện thường xuyên đi kiểm tra tình hình thực tế, xuống từng nhà dân, đến từng địa điểm xung yếu để bám nắm địa bàn và có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.

Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Huyện Cao Phong: Khai thác lợi thế để phát triển du lịch bền vững

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, những năm qua, huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa XXVII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 (NQ04).

Rào cản phát triển kinh tế ở xã vùng hồ Thung Nai

Thung Nai (Cao Phong) là xã vùng hồ Hòa Bình. Xã có 7 xóm, trong đó 3 xóm gần cảng Thung Nai, thuận tiện cho phát triển dịch vụ đưa đón khách du lịch và các dịch vụ khác. Đây là lợi thế của xã trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hiện chiếm trên 50%, du lịch - dịch vụ chiếm 40%.

Lực lượng vũ trang huyện Cao Phong (Hòa Bình): Hiệu quả trong đổi mới hình thức thi đua

'Muốn thi đua đạt hiệu quả, chất lượng thì cần phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chỉ ra những khâu yếu, mặt yếu để khắc phục; đồng thời phải sâu sát, bám cơ sở lựa chọn những công trình, phần việc cụ thể để tổ chức thực hiện'- đó là chia sẻ của Thượng tá Quách Văn Quang, Chính trị viên Ban CHQS huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình)

Dồn sức đưa Thung Nai về đích nông thôn mới

Năm 2023, huyện Cao Phong đề ra mục tiêu: tập trung chỉ đạo, phấn đấu đưa Thung Nai trở thành xã nông thôn mới (NTM). Quyết tâm về đích đúng lộ trình, thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang dồn sức hoàn thiện các tiêu chí.

Niềm vui xóm Tiện

Đưa tôi đi trên con đường xóm vừa được trải bê tông, anh Bùi Văn Khánh, Trưởng xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong) cho biết: Trong năm nay xóm được Nhà nước đầu tư 3 công trình. Đây là công trình đường bê tông được nâng cấp với chiều dài 1,7km, hoàn thành cách đây 2 tháng. Trước đây đường từ trung tâm xã về xóm nhỏ, nhiều năm xe trọng tải lớn đi qua nên xuống cấp. Nay được mở rộng, bê tông dày thuận lợi cho xe đi lại, tránh nhau nên bà con phấn khởi lắm.

Giữ mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch Cao Phong

Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng xuyên suốt: Phải giữ được mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch một cách bền vững.

Xã Thung Nai chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

Xã Thung Nai (Cao Phong) đã chú trọng quán triệt, xây dựng và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, chương trình công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng bảo đảm tiến độ, chất lượng theo quy định.

Khám phá 'vịnh Hạ Long trên núi'

Được hình thành từ đắp đập ngăn sông, chinh phục thiên nhiên, con sông Đà hung dữ xưa kia đã trở thành hồ nhân tạo lớn và là khu du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, khu vực lòng hồ Hòa Bình có hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ; dọc theo những dãy núi đá vôi là hệ thống hang động với rất nhiều khối nhũ đá và sắc màu huyền ảo; những vịnh nước nhỏ, trong xanh suốt bốn mùa; những cánh rừng bạt ngàn với hệ động, thực vật phong phú xen lẫn bản làng… tạo nên bức tranh tuyệt mỹ, vẻ đẹp hoang sơ.

Lan tỏa những tấm gương vượt khó làm giàu

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua (PTTĐ) yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xác định là một trong những giải pháp quan trọng tạo động lực phát triển KT-XH. Qua các PTTĐ không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững mà còn nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, những gương điển hình vượt khó vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Xã Thung Nai nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong) 100% là người dân tộc Mường. Những năm qua, xóm được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển kinh tế. Năm 2020, từ nguồn vốn Chương trình 135, dự án nâng cấp, sửa chữa đường nội xóm được khởi công, tổng kinh phí thực hiện 610 triệu đồng. Công trình hoàn thành đã tạo thuận lợi giúp người dân đi lại, phát triển kinh tế, đặc biệt là đòn bẩy để xóm Tiện phát triển du lịch cộng đồng, kết nối với các điểm du lịch trên hồ Hòa Bình.

Sau nhiều vụ tai nạn chết người, nghiêm cấm giao phương tiện để học viên tự lái

Sau nhiều vụ tai nạn chết người liên quan đến xe tập lái, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các sở GTVT tăng cường quản lý công tác đào tạo thực hành lái xe.

Giữ sắc màu văn hóa để thu hút khách du lịch

Những sắc màu văn hóa đó là phong tục, tập quán, nét đẹp trang phục, lời ăn tiếng nói, sự độc đáo của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu truyền trong Nhân dân. Nhờ sự tác động qua lại mà một mặt thu hút khách du lịch, một mặt bảo tồn, giới thiệu và quảng bá nét văn hóa đặc trưng.

Mưa lũ gây thiệt hại về người, nhà ở và công trình tại nhiều địa phương

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 2), thời tiết khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa to, có nơi mưa rất to, đã gây thiệt hại về người, nhà ở và tài sản tại nhiều địa phương.

Các điểm du lịch cộng đồng ở Hòa Bình

Xóm Bích Trụ; Xóm Ké; Xóm Sưng; Xóm Tiện; Xóm Bước... là các điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách ở Hòa Bình.

Khám phá, trải nghiệm các chương trình du lịch trên hồ Hòa Bình

Hiện nay có một số chương trình du lịch tiêu biểu trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình đã được xây dựng. Đây cũng là những gợi ý để du khách trong nước, quốc tế tham khảo, lựa chọn chuyến đi với thời gian phù hợp, điểm đến khám phá, trải nghiệm như mong muốn.

Khám phá du lịch Cao Phong

Du khách trong nước, quốc tế thường thu hút bởi các điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Cao Phong, như: chùa Quèn Ang - xã Hợp Phong, đền Đông Sơn, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong… Những năm tới, huyện định hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng tiềm năng, lợi thế cảnh quan môi trường thiên nhiên gắn với du lịch tâm linh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Cao Phong năm 2022

Ngày 22/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Cao Phong năm 2022. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Huyện ủy, UBND huyện; đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương; các doanh nghiệp đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào du lịch huyện Cao Phong.

Xã Thung Nai: Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch để thu hút khách du lịch

Trong bối cảnh bình thường mới, xã Thung Nai (Cao Phong) vừa thúc đẩy phát triển du lịch, vừa chú trọng công tác phòng, chống dịch (PCD). Theo đồng chí Bùi Văn Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã, sau 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch trên địa bàn đang có những chuyển biến, phục hồi.

Hội CCB xã Thung Nai: Chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

Với đặc thù là xã vùng ven lòng hồ sông Đà, có bến cảng Thung Nai phục vụ khách thăm quan, du lịch tâm linh tại đền Chúa Thác Bờ. Vào dịp đầu xuân năm mới, lượng khách tăng cao, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần kéo theo số lượng rác thải từ du khách rất lớn. Từ thực tế đó, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thung Nai (Cao Phong) đã gương mẫu, tiên phong sáng tạo triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ gìn vệ sinh chung, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng (Bi, Vang, Thàng, Động), Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong luôn tự hào về bản sắc văn hóa Mường Thàng với những giá trị bền vững được lưu giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay.

Huyện Cao Phong: Xây dựng các điểm du lịch vùng hồ an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Trên địa bàn huyện Cao Phong có 2 xã thuộc vùng hồ là Bình Thanh và Thung Nai. Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình, nhận thức về phát triển du lịch trong Nhân dân được nâng lên, hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, các điểm đến, sản phẩm du lịch địa phương được tăng cường quảng bá.

Huyện Cao Phong huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão liên tục trong nhiều ngày qua, khu vực nhà anh Nguyễn Văn Quang ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) có nguy cơ bị đất đá sạt lở gây mất an toàn. Ngay khi phát hiện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) xã Bình Thanh đã khẩn trương huy động lực lượng dân quân cơ động của xã cùng hàng chục người dân trong xóm đến hỗ trợ, vận động gia đình khẩn trương di dời đến địa điểm an toàn.

Ấm no từ rừng

Với tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, người dân có trình độ, kinh nghiệm trồng rừng, cùng với nhiều chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Giai đoạn 2017 - 2020, năng suất, chất lượng rừng được cải thiện, độ che phủ rừng đạt 51,5%. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, gia tăng giá trị, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo AN-QP.

Phát huy tiềm năng, lợi thế du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang là xu hướng được nhiều địa phương trong tỉnh chú trọng đầu tư, khai thác. Loại hình này mang lại nhiều lợi ích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm việc làm và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc bản địa. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.

Đầu tư, xây dựng nhiều khu, điểm du lịch sinh thái mới

Từ năm 2017 đến nay, tại khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số khu, điểm du lịch sinh thái mới, như Mai Châu Hideaway, Bakhan Village Resort (Mai Châu)… Thông qua những chính sách của tỉnh hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên nhà đầu tư thực hiện các dự án du lịch có sản phẩm đặc trưng, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường, đã thu hút nhiều dự án đang triển khai đầu tư trên KDL hồ Hòa Bình, như: KDL thiên nhiên Robinson thuộc đảo Sung - xã Tiền Phong, Mai Đà Resort thuộc xã Tiền Phong, KDL sinh thái nghỉ dưỡng xã Vầy Nưa và dự án trồng rừng kết hợp du lịch tại xã Hiền Lương (Đà Bắc)…

Huyện Cao Phong chú trọng bảo tồn văn hóa để phát triển du lịch

Có những lợi thế riêng của vùng đất Mường Thàng tươi đẹp, trù phú, còn lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên hữu tình với nhiều danh thắng, điểm du lịch được du khách biết đến. Huyện Cao Phong đã, đang chú trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển các loại hình du lịch.

Siết chặt quản lý đất đai, giải quyết điểm nghẽn mặt bằng để thu hút đầu tư

Với lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cảnh quan sơn thủy hữu tình, môi trường trong lành, cùng nhiều địa danh nổi tiếng như núi Viên Nam, lòng hồ Hòa Bình, suối khoáng Kim Bôi, Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn)… Hòa Bình được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm nghiên cứu khảo sát, triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp. Nắm bắt được xu thế phát triển của tỉnh, nhiều cá nhân đã 'gom' đất đầu cơ, chờ cơ hội hưởng lợi từ chính sách đền bù. DN đang gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách tự thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh. Bài 2: Sớm ngăn chặn tình trạng thu mua đầu cơ đất, nâng giá đền bù

Siết chặt quản lý đất đai, giải quyết điểm nghẽn mặt bằng để thu hút đầu tư

Thời gian qua, nhất là từ đầu năm đến nay, giá đất nói chung rục rịch tăng. Riêng những khu vực trọng điểm như huyện Lương Sơn, hồ Hòa Bình và các điểm quy hoạch phát triển đô thị du lịch, đô thị sinh thái đang được các nhà đầu tư lớn quan tâm nghiên cứu khảo sát triển khai các dự án đầu tư, giá đất đang tăng chóng mặt. Địa bàn huyện Lương Sơn đang sốt đất như trở lại ở mức lợi hại hơn trước vào năm 2008. Bài 1: Đất Lương Sơn 'nóng', hồ Hòa Bình lên cả tỷ đồng

Cộng đồng là 'chìa khóa' phát triển du lịch Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi Tây Bắc có 6 dân tộc anh em gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông cùng chung sống. Khu vực hồ thủy điện Hòa Bình là địa bàn sinh sống lâu đời của người Mường, nơi có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Đây hiện là điểm đến hấp dẫn bởi những mô hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Cao Phong Kết thúc cách ly y tế tập trung đối với 2 công dân có tiếp xúc gần với người dương tính SARS-CoV-2

Ngày 10/2, UBND huyện Cao Phong đã có Quyết định số 593 và 594/QĐ-UBND về việc kết thúc cách ly y tế tập trung đối với 2 công dân tiếp xúc gần với người dương tính SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện gồm: một trường hợp ở khu 2, thị trấn Cao Phong và một trường hợp ở xóm Tiện, xã Thung Nai.

Huyện Cao Phong - đa dạng các loại hình du lịch để thu hút du khách

Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng - Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.

Thi công tuyến đường 435 Bình Thanh - Ngòi Hoa: Nhiều hộ dân đối mặt nguy cơ ngập úng và sạt lở

Tuyến đường 435 Bình Thanh - Ngòi Hoa là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh. Theo kế hoạch, tuyến đường sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 30/8. Hiện nay, nhiều đoạn đã hoàn thành phần trải thảm nhựa, các đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành tuyến đường theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, nhiều hộ dân ở đây lo lắng vì khi tuyến đường hoàn thành, nhà và đất bị tụt sâu so với mặt đường, nguy cơ ngập úng cao, nhiều hộ lại đối mặt với nỗi lo sạt lở.

Huyện Cao Phong phát triển du lịch cộng đồng

Tại tỉnh ta, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang có sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế. Bắt nhịp với xu hướng đó, cùng với việc phát triển du lịch tâm linh, huyện Cao Phong quan tâm, đầu tư phát triển DLCĐ. Với những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, DLCĐ hứa hẹn sẽ tạo nên dấu ấn độc đáo cho Cao Phong trong tương lai.

'Sức nóng' trên những công trình trọng điểm chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh

Không khí thi đua lao động sôi nổi, khẩn trương, trách nhiệm đang diễn ra tại nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm, hứa hẹn khi hoàn thành mở ra sự bứt phá khai thác tiềm năng, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.