Thách thức với doanh nghiệp Việt khi Anh gia nhập CPTPP

Sáng 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã thảo luận về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Bên cạnh những lợi ích thiết thực đối với Việt Nam khi Anh gia nhập CPTPP, các ĐBQH cũng chỉ ra những thách thức hiện hữu đối với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi Anh tham gia CPTPP, doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội tiếp cận sâu rộng hơn với một thị trường 68 triệu dân, GDP bình quân đầu người 45.000 – 46.000 USD. Tuy nhiên, Anh là thị trường khó tính, đặt ra tiêu chí rất cao đối với hàng hóa, đặc biệt là các tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường. Điều này vô hình chung đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam và Anh đã ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương, có hiệu lực từ năm 2022. Do vậy, cần làm rõ những khác biệt, thay đổi khi Anh gia nhập CPTPP để doanh nghiệp hiểu và tận dụng tốt nhất các cơ hội từ cả hai Hiệp định.

Để giúp các địa phương, doanh nghiệp triển khai tốt hơn Hiệp định CPTPP nói riêng và cả 16 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nói chung, ĐBQH mong muốn Bộ Công Thương sớm ban hành Bộ chỉ số FTA trong năm 2024.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/thach-thuc-voi-doanh-nghiep-viet-khi-anh-gia-nhap-cptpp-224983.htm