Thương hiệu Phân bón Văn Điển đến với bà con vùng núi khu vực Bắc Kạn
Gần đây Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã từng bước chuyển giao phân bón Văn Điển vào sản xuất nông nghiệp sau những thử nghiệm thành công bón phân Văn Điển cho lúa, ngô, cây ăn quả, cây rau màu...
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%;. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Cộng đồng dân cư tỉnh Bắc Kạn có 24 dân tộc trong đó các dân tộc có số người đông nhất là: Tày, Dao, Nùng, Mông. Địa hình nhiều núi cao, đi lại trắc trở nên việc phổ cập văn hóa phổ thông chưa tốt, nhiều người dân còn nói được rất ít tiếng phổ thông. Đây là những trở ngại đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong việc lựa chọn và sử dụng phân bón trong thâm canh cây trồng.
Trước đây nhiều năm, nhiều nông dân Bắc Kạn đã được sử dụng phân bón văn Điển. Loại phân bón này tuy có gai nhỏ hơi bất tiện khi sử dụng nhưng lại rất tốt cho cây trồng, đặc biệt cây lúa không bị đổ ngã mà năng suất cao và cơm ngon.
Gần đây Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã hợp tác với ngành nông nghiệp Bắc Kạn, mà trực tiếp là Tập đoàn Nam Huế tỉnh Bắc Kạn đã từng bước chuyển giao phân bón Văn Điển vào sản xuất nông nghiệp sau những thử nghiệm thành công bón phân Văn Điển cho lúa, ngô, cây ăn quả, cây rau màu...
Từ năm trước, khi triển khai chương trình hội thảo “sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển cho cây trồng tỉnh Bắc Kạn”, hội viên hội nông dân các xã tham gia rất nhiệt tình với ý thức học hỏi rất cao. Ngay sau lớp hội thảo, bà con đã đến các đại lý phân bón và vận chuyển phân bón theo diện tích gieo trồng nhà mình.
Quỹ đất nông nghiệp Bắc Kạn có điều kiện chủ động tưới tiêu để sản xuất rau màu và cây lương thực không nhiều; diện tích gieo trồng hàng năm vào khoảng 24.000 ha lúa (trên 14.000 ha lúa mùa, gần 9.000ha lúa Xuân), trên 10.000ha ngô, 9.000ha lạc+ đậu…. Diện tích lúa hầu hết là thung lũng, bậc thang, bạc màu, chua phèn, chân ruộng gần núi thì gião nước, chân ven suối thì sình lầy; khâu nước tưới chưa được chủ động nên sản xuất rất khó khăn. Trước nay bà con ưa bón phân Ure, lân suynphats tan nhanh nên thất thoát nhiều và làm chua đất; Hệ lụy là cây trồng sinh trưởng yếu, nhiều sâu bệnh và năng suất giảm dần. Từ nay bà con nông dân Bắc Kạn không còn chăm sóc cây trồng theo lỗi cũ nữa mà được thâm canh cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật:
Cây lúa
Mỗi bung (1000m2 ) lúa Xuân ở Bắc Kạn cần chăm sóc cơ bản như sau:
- Phân ĐYT NPK 6:12:3 , 10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố lúa 1 chuyên bón lót Lúa có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông.giúp cây lúa tăng sức chống chịu , tăng năng suất, chất lượng nông sản
Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà bón khoảng 50-60 kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều. Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.
Bón thúc: Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như : phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,… Hiện nay nhiều bà con đã sử dụng Phân bón ĐYT NPK Văn Điển công thức NPK 12:5:10 hoặc 13:3:10 hay Lúa 2
.Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa Xuân 2024 như sau:
- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, cấy giống lúa dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 30-35 kg; bón thúc 1 lần khi lúa ra lá non, rễ trắng.
-Ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, ruộng cấy thưa, nhỏ dảnh, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 45 - 50kg, nên bón thúc làm 2 lần: Với lúa cấy cả cấy thủ công hay cấy máy thì cần bón phân thúc đẻ sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại.. Chỉ những ruộng lúa cao sản và sức chống chịu kém như giống lúa BC15, TBR225...cuối vụ được bón thêm 6- 8 kaly/ bung; còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và bón nhôi nhai phòng nhện gié, rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đoạn cuối vụ.
Đồng thời với bón phân thúc, bà con cần điều tiết nước hợp lý theo phương châm Nông – Lộ - Phơi; đặc biệt giai đoạn lúa đẻ nhánh để phòng tránh và sử lý bệnh đạo ôn được hiệu quả.
Cây ngô
- Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót với tổng lượng dinh dưỡng trên 58% và NPK 10:10:5 có tổng dinh dưỡng trên 65%, ngoài các chất đa lượng Đạm, lân, kaly còn có CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn với lượng bón 1 bung khoảng 45 - 50 kg ĐYT NPK 5:10:3 hoặc 40-45kg ĐYT NPK 10:10:5/
- Phân đa yếu tố NPK 12:5:10 Văn Điển chuyên bón thúc có hàm lượng các chất dinh dưỡng là : 12%N, 5%P2O5, 10% k2O, 5% CaO,2% MgO, 4% SiO,11% S và các chất vi lượng khác. Lượng bón 25- 30kg/ bung cho ngô quà, ngô đường, 40-45kg/bung ngô lai. Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 5-6 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn (khi ngô 11-12 lá). Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô, vét đất dưới rãnh lấp kín phân.
Cây cam, quýt: (tính lượng phân cho mỗi gôc cây)
Những cây bưởi khoảng 6-10 năm tuổi, căn cứ vào lượng phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK 5:10:3 đã bón để tính toán bón nuôi quả như sau: Vào khoảng tháng 3-4, sau đợt rụng quả sinh lý, mỗi cây bón khoảng 1,5-2,5 kg NPK 12:5:10 hoặc 13:3:13 Vào tháng 6-7 bón khoảng 1,5-2,5 kg NPK 12:5:10 hoặc 13 :3 :13. Vào tháng 9-10, trước thu quả khoảng 1,5 – 2,0 tháng, bón 2,5 - 3,5kg NPK 12:12:17 nhằm hạn chế đợt rụng quả sinh lý lần 2 và hạn chế hiện tượng nứt quả đặc biệt tăng chất lượng quả khi thu hoạch.
*Lưu ý:
- Bón tăng phân cho những cây tuổi nhiều hơn, quả nhiều hơn.
- Bón thúc bằng cách :
*Nếu sau thu quả vụ trước mà tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy, phân hữu cơ ủ mục, đảo đều phân với đất rồi lấp đất dưới 2/3 rạch, thì nay bón phân thúc theo rạch cũ.
* Có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất, nếu khô phải tưới nước; có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước để tưới.
Phân bón Văn Điển giúp cây trồng cứng thân, dày lá, ít sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng nông sản cao. Thực tế với cây trồng trên mảnh đất của mình, nông dân các dân tộc tỉnh Băc Cạn đã tin tưởng và sử dụng phân bón Văn Điển cho các loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Thương hiệu Phân bón Văn Điển đang từng bước gắn bó với bà con vùng núi khu vực Bắc Kạn.