Tích cóp mua chung cư xây dở, nhiều người ở Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng

Nhiều người dân Trung Quốc bỏ ra số tiền tích góp cả đời để nhận về một căn hộ không có điện, không có nước.

Anh công nhân xây dựng Shi Tieniu đã mua một căn hộ dự án tại thành phố công nghiệp Tongchuan, nơi được quảng cáo là nhà ở cao cấp có thể truyền qua mấy thế hệ.

Nhiều cư dân phải chịu cảnh mất tiền nhưng không nhận được nhà trong nhiều năm qua.

Nhiều cư dân phải chịu cảnh mất tiền nhưng không nhận được nhà trong nhiều năm qua.

Tám năm sau, căn chung cư vẫn chỉ là lớp vỏ rỗng chưa hoàn thiện. Mỗi đêm anh Shi phải leo 20 tầng cầu thang để ngủ trong một căn phòng tuềnh toàng không điện, không nước hay máy sưởi.

Shi, 39 tuổi, người chuyển đến khu chung cư Gaotie Wellness City vào tháng 5, chia sẻ anh gần như không bao giờ uống nước, rửa mặt hay đánh răng khi ở đây. "Tôi muốn việc xây dựng được hoàn thành càng sớm càng tốt, để bố mẹ già có nơi sống những năm cuối đời. Tôi không còn tiền nữa. Tất cả những gì còn lại là tòa nhà dang dở này", anh Shi nói.

Anh Shi và vài chục người mua nhà khác đang tuyệt vọng sống trong khu chung cư dở dang này để hưởng ứng một chiến dịch toàn quốc nhằm gây áp lực lên chính quyền nhằm giải quyết hàng loạt dự án nhà ở nhiều năm chưa hoàn thiện. Hiện tượng chủ đầu tư bán nhà dự án nhưng không thể hoàn thành đã trở nên phổ biến vào thời kỳ suy thoái bất động sản ở Trung Quốc. Nhiều nhà phát triển đã phá sản và khiến những người mua mắc nợ mà trắng tay không được nhận nhà.

Những người mua chung cư tụ tập ăn uống cùng nhau tại tầng 1 dưới ánh sáng của đèn pin. Ảnh: Reuters

Những người mua chung cư tụ tập ăn uống cùng nhau tại tầng 1 dưới ánh sáng của đèn pin. Ảnh: Reuters

Bà Qi Xiaoxia (65 tuổi) bức xúc vì căn hộ thuộc khu phức hợp Gaotie Wellness City đã hủy hoại cuộc sống gia đình bà. Con trai bà năm nay đã 36 tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ. Bà đã vay nợ họ hàng, lấy hết tiền tiết kiệm để mua cho con trai một căn hộ ở đây. Thế nhưng, đến tận bây giờ, bà vẫn chưa có nhà để ở trong khi vẫn phải gánh trên lưng một khoản nợ không nhỏ.

Daisy Xu, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm 28 tuổi, bỏ ra 495.000 đô la để mua một căn hộ ở tầng tám ở dự án chung cư Royals Garden tại Thượng Hải

Theo cam kết trong hợp đồng, cô sẽ nhận chìa khóa căn hộ vào tháng 9 năm ngoái và có thể chuyển đến sống đầu năm nay. Nhưng đến nay, dự án cao 16 này vẫn nằm bất động với khung bê cốt thép trơ trọi. Xung quanh dự án là cỏ dại um tùm và xà bần. Bất chấp sự chậm trễ, Xu tiếp tục phải trả hơn 1.300 đô la mỗi tháng để thanh toán khoản thế chấp.

Không phải tự dưng các hộ gia đình này lại chấp nhận cảnh sống thiếu thốn trong các căn hộ chưa được hoàn thành. Họ quyết định chuyển đến sống tạm ở đây trong một vài tháng qua nhằm gây áp lực lên chính quyền về việc giải quyết hàng loạt dự án nhà ở nhiều năm chưa hoàn thiện.

Trước đó, khách mua nhà tại dự án này đã nhiều lần tổ chức biểu tình phản đối chính quyền thành phố từ năm 2019 đến nay nhưng câu chuyện này vẫn chưa đi đến hồi kết.

Thị trường bất động sản Trung Quốc đã phải trải qua cơn khủng hoảng khi nền kinh tế chững lại. Doanh số bán nhà lao dốc trong khi nhiều nhà phát triển bất động sản phá sản khiến hàng loạt dự án nhà ở nằm "đắp chiếu" và hàng triệu người rơi vào cảnh mất tiền nhưng không có nhà.

Tình trạng mua nhà hàng chục năm nhưng chưa được bàn giao bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ suy thoát bất động sản ở Trung Quốc, khiến nhiều chủ đầu tư phá sản, không ít công trình tạm dừng vô thời hạn.

Ngay cả khi đại dịch Covid-19 được khống chế, thị trường bất động sản của nước này cũng rất ít có dấu hiệu khởi khắc. Ngân hàng đầu tư UBS của Trung Quốc dự đoán doanh số bán bất động sản và xây dựng chỉ ổn định ở mức 50-60% so với mức đạt đỉnh vào năm 2020-2021. Một phần nguyên nhân là do dân số giảm và tốc độ đô thị hóa chậm.

Rao bán cắt lỗ chung cư mini sau vụ cháy ở Thanh Xuân, Hà Nội

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tich-cop-mua-chung-cu-xay-do-nhieu-nguoi-o-trung-quoc-roi-vao-canh-khon-cung-172230918095558632.htm