Trung Quốc và Nga đẩy mạnh nghiên cứu chất nổ mạnh nhất thế giới

Trung Quốc và Nga đã dành nhiều năm nghiên cứu các loại đạn dược mới và hiện đang tập trung phát triển, thử nghiệm các vật liệu năng lượng tiên tiến cần thiết để chế tạo những loại đạn này.

Chuyên gia quân sự Will Durant cho biết, các tổ chức quân sự tiên tiến đang phải vật lộn để theo kịp các loại thuốc nổ mới, ngoài các loại thuốc nổ truyền thống như TNT và RDX. Hình thức chiến tranh thông thường hiện đã đạt đến trạng thái bão hòa, điều này thúc đẩy một cuộc đua vũ trang mới. (Ảnh: asiatimes.com).

Chuyên gia quân sự Will Durant cho biết, các tổ chức quân sự tiên tiến đang phải vật lộn để theo kịp các loại thuốc nổ mới, ngoài các loại thuốc nổ truyền thống như TNT và RDX. Hình thức chiến tranh thông thường hiện đã đạt đến trạng thái bão hòa, điều này thúc đẩy một cuộc đua vũ trang mới. (Ảnh: asiatimes.com).

Những năm gần đây, Mỹ đã tiếp cận một cách thận trọng trong việc cải thiện các vật liệu hiện có, thay vì khám phá những vật liệu mới. Chuyên gia Durant lấy ví dụ về một loại thuốc nổ đặc biệt: CL-20. Đây là loại thuốc nổ phi hạt nhân được Mỹ phát triển, nhưng chưa được triển khai hay phát triển rộng rãi trong các loại đạn dược của họ. Thay vào đó, CL-20 chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể và chưa được tích hợp vào nhiều hệ thống vũ khí của Mỹ. Lực lượng Quân đội Mỹ vẫn dựa vào các nguyên liệu năng lượng từ thời Thế chiến thứ hai (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).

Những năm gần đây, Mỹ đã tiếp cận một cách thận trọng trong việc cải thiện các vật liệu hiện có, thay vì khám phá những vật liệu mới. Chuyên gia Durant lấy ví dụ về một loại thuốc nổ đặc biệt: CL-20. Đây là loại thuốc nổ phi hạt nhân được Mỹ phát triển, nhưng chưa được triển khai hay phát triển rộng rãi trong các loại đạn dược của họ. Thay vào đó, CL-20 chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể và chưa được tích hợp vào nhiều hệ thống vũ khí của Mỹ. Lực lượng Quân đội Mỹ vẫn dựa vào các nguyên liệu năng lượng từ thời Thế chiến thứ hai (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).

CL-20, còn được biết đến với tên gọi hexanitrohexaazaisowurtzitane, là chất nổ phi hạt nhân nguy hiểm nhất hiện nay. Khi phát nổ, nó có thể tạo ra sóng xung kích có sức hủy diệt lớn với áp suất nổ cao gấp nhiều lần so với các loại thuốc nổ truyền thống như RDX và TNT. (Ảnh: techinsider.ru).

CL-20, còn được biết đến với tên gọi hexanitrohexaazaisowurtzitane, là chất nổ phi hạt nhân nguy hiểm nhất hiện nay. Khi phát nổ, nó có thể tạo ra sóng xung kích có sức hủy diệt lớn với áp suất nổ cao gấp nhiều lần so với các loại thuốc nổ truyền thống như RDX và TNT. (Ảnh: techinsider.ru).

Được phát triển bởi một phòng thí nghiệm của Chính phủ Mỹ ở California vào những năm 1980, CL-20 mang lại tốc độ và áp suất phát nổ cao, khiến nó trở thành một sự lựa chọn hiệu quả cho các ứng dụng quân sự như đầu đạn tên lửa và đạn dược tiên tiến. Quân đội các nước phương Tây chủ yếu sử dụng CL-20 trong chế tạo các đầu đạn tên lửa tiên tiến, đạn pháo và các chất phá hủy đặc biệt. Sức nổ cao của CL-20 khiến những vũ khí này trở nên hoàn hảo khi cần tác động tối đa trong một không gian nhỏ. (Ảnh: Reddit).

Được phát triển bởi một phòng thí nghiệm của Chính phủ Mỹ ở California vào những năm 1980, CL-20 mang lại tốc độ và áp suất phát nổ cao, khiến nó trở thành một sự lựa chọn hiệu quả cho các ứng dụng quân sự như đầu đạn tên lửa và đạn dược tiên tiến. Quân đội các nước phương Tây chủ yếu sử dụng CL-20 trong chế tạo các đầu đạn tên lửa tiên tiến, đạn pháo và các chất phá hủy đặc biệt. Sức nổ cao của CL-20 khiến những vũ khí này trở nên hoàn hảo khi cần tác động tối đa trong một không gian nhỏ. (Ảnh: Reddit).

Trong khi Mỹ còn chần chừ, Trung Quốc và Nga đang đầu tư mạnh vào các vật liệu năng lượng tiên tiến, hứa hẹn tăng cường sức mạnh hỏa lực và hiệu quả đạn dược trong tương lai. Cả hai quốc gia này đang đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển vật liệu nổ vượt trội hơn CL-20. (Ảnh: Diehl Defence).

Trong khi Mỹ còn chần chừ, Trung Quốc và Nga đang đầu tư mạnh vào các vật liệu năng lượng tiên tiến, hứa hẹn tăng cường sức mạnh hỏa lực và hiệu quả đạn dược trong tương lai. Cả hai quốc gia này đang đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển vật liệu nổ vượt trội hơn CL-20. (Ảnh: Diehl Defence).

Các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra thuốc nổ mới và cải tiến quy trình sản xuất để làm cho chúng an toàn và mạnh mẽ hơn. Nga, với chuyên môn tạo ra chất nổ mạnh, cũng đang nghiên cứu các công thức hóa học mới nhằm phát triển chất nổ tốt hơn và ít tác động đến môi trường. (Ảnh: Twiiter/X).

Các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra thuốc nổ mới và cải tiến quy trình sản xuất để làm cho chúng an toàn và mạnh mẽ hơn. Nga, với chuyên môn tạo ra chất nổ mạnh, cũng đang nghiên cứu các công thức hóa học mới nhằm phát triển chất nổ tốt hơn và ít tác động đến môi trường. (Ảnh: Twiiter/X).

Cả Trung Quốc và Nga đều hợp tác với các trường đại học và sử dụng công cụ tính toán tiên tiến để nhanh chóng khám phá và cải tiến các vật liệu nổ mới. Sự hợp tác này giúp họ hiểu rõ cách hoạt động của các hợp chất mới trước khi đầu tư vào các thí nghiệm tốn kém. (Ảnh: Twitter/X) .

Cả Trung Quốc và Nga đều hợp tác với các trường đại học và sử dụng công cụ tính toán tiên tiến để nhanh chóng khám phá và cải tiến các vật liệu nổ mới. Sự hợp tác này giúp họ hiểu rõ cách hoạt động của các hợp chất mới trước khi đầu tư vào các thí nghiệm tốn kém. (Ảnh: Twitter/X) .

Nga đang nghiên cứu CL-20 để nâng cao hiệu suất cho các hệ thống tên lửa. Mục tiêu của họ là sử dụng CL-20 trong đầu đạn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn để tăng hiệu quả chiến đấu mà không cần tăng kích thước hay trọng lượng. CL-20 cũng được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của ngư lôi và mìn sâu trong việc tiêu diệt mục tiêu dưới nước. (Ảnh: USAF).

Nga đang nghiên cứu CL-20 để nâng cao hiệu suất cho các hệ thống tên lửa. Mục tiêu của họ là sử dụng CL-20 trong đầu đạn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn để tăng hiệu quả chiến đấu mà không cần tăng kích thước hay trọng lượng. CL-20 cũng được nghiên cứu để cải thiện hiệu quả của ngư lôi và mìn sâu trong việc tiêu diệt mục tiêu dưới nước. (Ảnh: USAF).

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang nỗ lực đưa CL-20 vào nhiều loại vũ khí như tên lửa chống hạm, tên lửa không đối đất và bom dẫn đường. Sức công phá mạnh của CL-20 được kỳ vọng sẽ giúp quân đội nước này tấn công có hiệu quả hơn trước vào các mục tiêu mạnh. (Ảnh: Reuters).

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang nỗ lực đưa CL-20 vào nhiều loại vũ khí như tên lửa chống hạm, tên lửa không đối đất và bom dẫn đường. Sức công phá mạnh của CL-20 được kỳ vọng sẽ giúp quân đội nước này tấn công có hiệu quả hơn trước vào các mục tiêu mạnh. (Ảnh: Reuters).

Theo một số chuyên gia trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, việc Bắc Kinh tích hợp CL-20 vào các vũ khí có thể giúp đầu đạn bay xa hơn hoặc cho phép tàu và máy bay mang nhiều đạn dược hơn, nhờ khả năng chế tạo đạn nhỏ hơn và nhẹ hơn. Năm 2016, giải thưởng cao nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học quân sự đã được trao cho nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh vì những đóng góp của họ trong việc sản xuất hàng loạt CL-20. (Ảnh: techinsider.ru).

Theo một số chuyên gia trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, việc Bắc Kinh tích hợp CL-20 vào các vũ khí có thể giúp đầu đạn bay xa hơn hoặc cho phép tàu và máy bay mang nhiều đạn dược hơn, nhờ khả năng chế tạo đạn nhỏ hơn và nhẹ hơn. Năm 2016, giải thưởng cao nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học quân sự đã được trao cho nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh vì những đóng góp của họ trong việc sản xuất hàng loạt CL-20. (Ảnh: techinsider.ru).

Khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tế trên chiến trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính ứng dụng, sự hợp tác giữa các bên, cơ sở hạ tầng và tài nguyên… Đẩy nhanh quy trình mua sắm, tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và người sử dụng, cùng việc phát triển văn hóa ủng hộ đổi mới nhanh chóng là những yếu tố then chốt. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).

Khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tế trên chiến trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính ứng dụng, sự hợp tác giữa các bên, cơ sở hạ tầng và tài nguyên… Đẩy nhanh quy trình mua sắm, tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và người sử dụng, cùng việc phát triển văn hóa ủng hộ đổi mới nhanh chóng là những yếu tố then chốt. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).

Dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu năng lượng tiên tiến rất quan trọng, nhưng thách thức thực sự là biến những đột phá đó thành công nghệ sẵn sàng cho chiến đấu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự cân bằng giữa đổi mới, tối ưu hóa hệ thống và triển khai thực tế, và chính trong sự cân bằng này mà cuộc đua giành ưu thế công nghệ sẽ được quyết định. (Ảnh: Don Nichols/iStock).

Dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu năng lượng tiên tiến rất quan trọng, nhưng thách thức thực sự là biến những đột phá đó thành công nghệ sẵn sàng cho chiến đấu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự cân bằng giữa đổi mới, tối ưu hóa hệ thống và triển khai thực tế, và chính trong sự cân bằng này mà cuộc đua giành ưu thế công nghệ sẽ được quyết định. (Ảnh: Don Nichols/iStock).

Dương Ngân (Theo Bulgarian Military)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-va-nga-day-manh-nghien-cuu-chat-no-manh-nhat-the-gioi-2006971.html