Vai trò của nhà báo trong Tam giác truyền thông doanh nghiệp - hiệp hội - báo chí

Chiều 16/7, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn 'Vai trò của Hiệp hội, Doanh nghiệp và Cơ quan báo chí trong xây dựng và phản biện chính sách'Cần làm gì để Tam giác truyền thông doanh nghiệp - hiệp hội - báo chí – cần làm gì để phát huy tác dụng? Tại diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ nhiều ý kiến để 'tam giác' kết hợp này được phát huy hiệu quả, đặc biệt, các ý kiến đã nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí.

Báo chí đưa thông tin, các kiến nghị sẽ có trọng lượng và giá trị hơn

Dưới góc nhìn của một người có nhiều kinh nghiệm trong côngtác báo chí, quản lý báo chí, ông BùiVăn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, nguyên Tổng Biêntập Báo Xây dựng, nguyên Tổng Biên tập Tuần Tin tức, TTXVN cho hay: Hiệp hội Bấtđộng sản Việt Nam đã 3 lần có văn bản kiến nghị sửa đổi Nghị định 103. Nhưng tạisao vẫn cần sự tham gia của báo chí? Vì nếu báo chí đưa thông tin, phản ánh,thì các kiến nghị sẽ có trọng lượng và giá trị hơn.

Tất nhiên, báo chí muốn phản ánh đúng, trúng thì phải hiểu vấnđề. Nhưng không phải nhà báo nào cũng có thể nắm được hết các khía cạnh chuyênmôn, cũng không thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Vậy nên, vai trò chủ độngcung cấp thông tin và kiến nghị đến Hiệp hội của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Các đại biểu tham gia diễn đàn.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựngViệt Nam, Chủ tịch GP.Invest – cũng thừa nhận tầm quan trọng của báo chí. Ôngnói: “ Doanh nghiệp hay Hiệp hội bên cạnh việc gửi công văn đến Chính phủ,thì để công văn đó đến được với cộng đồng, giúp cho Quốc hội, Chính phủ thấy đượctầm quan trọng của vấn đề thì cần có vai trò của báo chí. Tôi cho vai trò củabáo chí trong phản biện chính sách là vô cùng quan trọng.

Tôi có mấy năm làm phóng viên chiến trường, thế nên tôi cũngthường phản biện và phản biện một cách chặt chẽ. Nên tôi cũng xin phép nói thẳnglà một số báo phản biện rất sâu sắc, nhưng một số báo phản biện chưa chính xác,chưa nhìn ra vấn đề, chưa sâu sát. Nên để báo chí có tiếng nói trọng lượng, tôirất mong các báo phản biện cần trọng tâm.

Cá nhân tôi, tôi cho rằng, không có truyền thông thì khôngthể truyền tải được các phản biện chính sách, ý kiến của các doanh nghiệp.Nhưng cũng mong báo chí có tiếng nói để các doanh nghiệp, Hiệp hội mạnh dạn hơntrong việc góp ý, giãi bày vấn đề. Bởi các doanh nghiệp hiện này chủ yếu chỉchia sẻ vấn đề với nhau nhưng thường không đưa ra những phát ngôn chính thức.

Quốc hội, Chính phủ luôn cần kênh thông tin từ tam giác này,nhưng vấn đề là cách thức đưa thông tin như thế nào cho hiệu quả. Nếu chỉ dừng ởviệc đưa tin văn bản thì sẽ khó tiếp cận. Cần tạo ra tiếng nói đồng thuận, tiếngnói chung có sức nặng và lan tỏa.

Cũng phải thẳng thắn rằng, nếu thiếu vai trò của báo chí,thì nhiều doanh nghiệp và hiệp hội sẽ khó phát huy hết vai trò phản biện chínhsách của mình.”

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Hiệp, báo chí hiện vẫn ítđề cập đến một vấn đề rất quan trọng, đó là tâm lý sợ trách nhiệm trong bộ máychính quyền, dẫn đến việc đùn đẩy, kéo dài thủ tục đối với doanh nghiệp: “Tôicho rằng báo chí cần phản biện mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này, để thấy rõ rằng nêúkhông chọn được cán bộ có năng lực, có trách nhiệm, thì khó có thể tháo gỡ cácđiểm nghẽn trong thực thi chính sách.”

Báo chí thúc đẩy sự minh bạch trong dòng chảy chính sách

Với vai trò chuyên môn báo chí – Nhà báo Phạm Nguyễn Toan,Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bấtđộng sản Việt Nam khẳng định: Trong vai trò phản biện chính sách, báo chí khôngthể dừng lại ở việc đưa tin, mà cần phát triển theo hướng trở thành báo chíchuyên gia, báo chí dữ liệu, từ đó tiến tới báo chí giải pháp. Nếu chỉ công bốsố liệu mà không đi kèm phân tích và kiến nghị chính sách thì chưa thể hoànthành vai trò phản biện một cách thực chất.

Ông chia sẻ kinh nghiệm tại Reatimes: “Chúng tôi xác định,phóng viên phải được đào tạo để hiểu rõ vấn đề, nhưng đồng thời phải biết dưạvào đội ngũ chuyên gia và tri thức khoa học. Mỗi khi tiếp cận một vấn đề mới,tòa soạn đều tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, để đội ngũ phóng viên, biên tậpviên được trang bị kiến thức nền và phương pháp tiếp cận bài bản trước khi tácnghiệp.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan và ĐBQH Phan Đức Hiếu.

Muốn báo chí trở thành một tiếng nói có trọng lượng trong xãhội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và phản biện chính sách, thì không thểtách rời khỏi nền tảng khoa học. Báo chí không dừng lại ở phản ánh hiện tượng,mà còn đề xuất hướng giải quyết dựa trên dữ liệu, bằng chứng và phân tíchchuyên sâu.”

Cũng từ góc độ chuyên môn, Nhà báo Thu Hiền - Tạp chí Kinh tếvà Tài chính khẳng định mô hình tam giácphối hợp giữa báo chí - doanh nghiệp - hiệp hội là một cách tiếp cận rất phù hợptrong bối cảnh hiện nay, khi vai trò của báo chí ngày càng được ghi nhận rõnét. Hiệp hội đóng vai trò trung gian kết nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước,còn cơ quan báo chí là kênh truyền tải thông tin và thúc đẩy sự minh bạch trongdòng chảy chính sách. Nếu mô hình tam giác này vận hành hiệu quả, sẽ góp phần cảithiện chất lượng phản biện, lan tỏa thông tin chính xác và thúc đẩy chính sáchđi vào thực tiễn.

Trong mô hình đó, báo chí cần hoàn thiện ba vai trò songsong: cung cấp thông tin, phản biện chính sách và kết nối dữ liệu đa chiều. Thơìgian qua, báo chí đã làm khá tốt vai trò đưa tin và phản ánh, tuy nhiên vai tròkết nối dữ liệu vẫn còn hạn chế. Điều này đòi hỏi sự phối hợp sâu hơn với cáccơ quan chức năng, các chuyên gia và hiệp hội để báo chí có đủ nền tảng dữ liêụvững chắc cho phân tích và phản biện.

Phóng viên phải hiểu rõ, trăn trở với vấn đề muốn truyền tải

Nhìn nhận về vai trò của “tam giác”, ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên chuyên trách Uỷban Kinh tế Tài chính của Quốc hội khẳng định: Đối với Hiệp hội, ý kiến, phản biện của cộng đồngdoanh nghiệp về bất cập thể chế là rất quan trọng. Làm thế nào để cơ quan có thẩmquyền biết được đâu là những vướng mắc thực sự chứ không phải vướng mắc râu riađể có sự điều chỉnh chính sách và ai làm được việc này? Theo tôi, không ai khácngoài Hiệp hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi nhấn mạnhđến vai trò của Hiệp hội - đại diện của các doanh nghiệp, bên cạnh vai trò củatừng doanh nghiệp.

Đối với nhà báo, ông cho rằng các quan báo chí, các nhà báo,phóng viên nếu mong muốn khẳng định mình thì có lẽ không có cách nào khác ngoàiviệc phải hiểu rõ, trăn trở với vấn đề muốn truyền tải.

ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội

Dẫn chứng với việc tuyên truyền nghị quyết 68, ông nói: Cầnbám sát tinh thần của Nghị quyết, đặc biệt tập trung vào những điểm mới, trọngtâm, trọng điểm. Cùng với đó, cần phản ánh chính xác, kịp thời kết quả cả tíchcực và khó khăn, thách thức trong triển khai thi hành Nghị quyết. Tiếp đó làkhi phản ánh thông tin phải hướng tới đưa ra giải pháp cụ thể.

Đối với doanh nghiệp, cần phải hiểu rõ cơ hội bứt phá vươnlên của doanh nghiệp, đồng thời với nguy cơ lớn về đào thải. Vì vậy, không cócách nào khác, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hóa sảnphẩm.

Báo chí phải "tìm đúng điểm rơi"

Đưa quan điểm khách quan về vai trò của các bên trong “tam giác” báo chí,doanh nghiệp, hiệp hội, GS. TS. Hoàng Văn Cường bày tỏ: Tôi cho rằng, doanhnghiệp không nên và cũng không được can thiệp hay chi phối việc xây dựng chínhsách. Nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có quyền phản ánh những vướng mắc khi thựcthi để các cơ quan chức năng có cơ sở điều chỉnh. Đây chính là cách cung cấpthông tin, bằng chứng để nhận diện chính sách nào đang phát huy hiệu quả vàchính sách nào cần sửa đổi.

Truyền thông và báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc đưa ra các bằng chứng khách quan, trung thực, tránh đưa tin sai lệch haycường điệu.

Chính các hiệp hội cũng có nhiều cơ hội để tham gia góp ýchính sách, phản biện xây dựng. Tiếng nói của hiệp hội không chỉ tổng hợp thôngtin từ thực tiễn mà còn tạo thành cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhà nước.

Thực tế, hiệp hội có vai trò rất lớn trong việc tiếp cận cáchội nghị, hội thảo, đóng góp ý kiến phản biện cho chính sách. Ở nhiều sự kiệnquan trọng, kể cả hội nghị có sự tham gia của Thủ tướng, các hiệp hội đều đượcmời dự. Điều đó cho thấy, hiệp hội luôn là đối tượng được cơ quan nhà nước lắngnghe, vì vậy tiếng nói của hiệp hội rất quan trọng.

Bên cạnh đó, các hiệp hội còn có thể truyền tải thông điệpthông qua các diễn đàn báo chí - truyền thông. Nhưng để hiệu quả, báo chí cũngphải "tìm đúng điểm rơi", chọn đúng thời điểm, nội dung phù hợp để phảnánh, góp ý chính sách một cách xác đáng.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản ViệtNam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vai trò của cộngđồng doanh nghiệp và hiệp hội với vai trò cầu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Các doanh nghiệp, nhất là lực lượng pháp chế doanh nghiệp và các cơ quan báochí truyền thông cần tham gia tích cực, đầy đủ, đóng góp ý kiến với các chínhsách của Chính phủ.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Ông cho biết, thời gian qua, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã thiếtlập cơ chế sau khi Luật được ban hành, sẽ xây dựng đề án truyền thông và tuyêntruyền pháp luật. Đây là việc làm rất thiết thực. Đồng thời, Hiệp hội cũng đãphối hợp tổ chức nhiều tọa đàm và nhận được những ý kiến phản biện từ cácchuyên gia, nhà khoa học để góp phần hoàn thiện hơn các chủ trương chính sách đềra.

Vân Tùng

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/vai-tro-cua-nha-bao-trong-tam-giac-truyen-thong-doanh-nghiep-hiep-hoi-bao-chi.html