Vai trò đa dạng trong kinh doanh

Một diễn viên có thể đóng nhiều vai trên sân khấu, tương tự vậy, một công ty có thể giữa nhiều vai trò trên thương trường, tùy thuộc vào mục tiêu mà đối phương hướng tới.

 Trong kinh doanh đa ngành, một doanh nghiệp có thể vừa là đối thủ, vừa là khách hàng của bạn. Ảnh: H.T.

Trong kinh doanh đa ngành, một doanh nghiệp có thể vừa là đối thủ, vừa là khách hàng của bạn. Ảnh: H.T.

Mọi người đều đóng nhiều vai trong trò chơi kinh doanh. Điều này làm cho cuộc chơi trở nên phfíc tạp hơn rất nhiều. Đôi khi bạn thấy một người nào đó đang đóng một vai và không chắc người đó còn đóng những vai nào nữa hay không.

Có lúc, bạn lại không thể xác định được một người giữ một vai trò cụ thể nào cho đến khi phát hiện ra rằng đó là bởi vì người đó đóng nhiều vai cùng lúc. Mạng giá trị giúp bạn nhìn vấn đề rõ hơn trong mớ bòng bong này.

Chúng ta đã từng thấy những ví dụ về việc một số người chơi có thể đóng nhiều hơn một vai trong mạng giá trị. Trên quan điểm của hãng hàng không American Airlines, hãng hàng không Delta vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là người bổ trợ.

American và Delta cạnh trạnh về hành khách, điểm đỗ và các cửa ra vào ở sân bay. Nhưng hai hãng bổ trợ cho nhau khi cùng đặt hàng để Boeing chế tạo những chiếc máy bay mới. Đối với American, sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn nhận Delta chỉ là đối thủ cạnh tranh hay chỉ là người bổ trợ, bởi vì ở đây Delta đóng cả hai vai.

Việc một người chơi luôn đóng nhiều vai cùng lúc trong mạng giá trị đã trở thành tiêu chuẩn. Các chuyên gia chiến lược Gary Hamel và C.K. Prahalad đã từng đưa ra ví dụ trong cuốn Cạnh tranh cho tương lai: “Bất kỳ lúc nào, AT&T cũng có thể coi Motorola như nhà cung cấp, người mua, đối thủ cạnh tranh, hay đối tác của mình.”

Sẽ không còn lâu nữa, đến lúc các công ty điện lực sử dụng các đường dây của mình để truyền đi âm thanh và dữ liệu cùng với điện năng. Khi đó, họ sẽ là các đối thủ cạnh tranh của các công ty điện thoại.

Nhưng điều đó không làm cho Công ty điện thoại Southern New England và Công ty điện lực Northeast Utilities thôi đóng vai trò là những người bổ trợ cho nhau như hiện nay: Họ đặt các đường dây điện thoại và đường dây điện trên cùng một hệ thống cột và điều này cho phép cả hai bên tiết kiệm được chi phí.

Trong lĩnh vực phi lợi nhuận, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại (MOMA) và Bảo tàng Guggenheim ở New York cạnh tranh về khách tham quan, số thành viên và các họa sĩ cũng như các bức vẽ và nguồn tài trợ. Nhưng cũng như vậy, ở đây không phải chỉ có cạnh tranh.

Khả năng được lựa chọn để thăm quan nhiều bảo tàng trong kỳ nghỉ cuối tuần sẽ giúp thu hút nhiều người đến New York. Như vậy, Bảo tàng Guggenheim vừa là người bổ trợ, vừa là đối thủ cạnh tranh đối với MOMA. Các bảo tàng còn có thể phát hành các thẻ thăm quan chung cho khách vào dịp cuối tuần, một hoạt động được áp dụng rất nhiều ở các thành phố châu Âu.

Vẫn còn nữa. Bảo tàng Guggenheim có thể thuê tranh từ MOMA hay cho MOMA thuê tranh của mình để tổ chfíc các buổi triển lãm đặc biệt. Tóm lại Bảo tàng Guggeheim trở thành khách hàng, nhà cung cấp cũng như người bổ trợ và đối thủ cạnh tranh của MOMA.

Vị trí trong Mạng giá trị chỉ đơn thuần thể hiện vai trò chính mà một người nào đó đóng và cùng một người có thể giữ đồng thời nhiều vai. Sẽ là phản tác dụng nếu phân vai cho một người nào đó chỉ là khách hàng hay nhà cung cấp hay chỉ là đối thủ cạnh tranh hay người bổ trợ.

Adam M. Brandenburger & Barry J. Nalebuff/ Bách Việt Books & NXB Dân trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/vai-tro-da-dang-trong-kinh-doanh-post1517330.html