Được biết đến với danh pháp khoa học là Folivora, lười thuộc họ Megalonychidae (lười hai ngón) và Bradypodidae (lười ba ngón), chủ yếu sinh sống trong các rừng mưa nhiệt đới ở Nam Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)
Chúng dành phần lớn thời gian để ăn, ngủ và nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển để tiết kiệm năng lượng. (Ảnh: iNaturalist)
Lười có dạ dày nhiều ngăn chiếm tới một phần ba cơ thể, cho phép chúng tiêu hóa thức ăn trong nhiều ngày hoặc tuần, tối đa hóa việc hấp thụ năng lượng từ lá cây - nguồn thực phẩm chính của chúng.(Ảnh: Wikipedia)
Con lười chỉ xuống đất một lần mỗi tuần để đi vệ sinh, một hành động mạo hiểm khi chúng dễ trở thành mục tiêu của các loài động vật ăn thịt.(Ảnh: Posters.es)
Chúng sở hữu khối lượng cơ ít hơn 30% so với các loài cùng kích thước, sử dụng ít năng lượng để giữ ấm cơ thể nhờ khả năng điều chỉnh nhiệt độ.(Ảnh: Anna Torkkel)
Một điểm thú vị khác là con lười có thể quay đầu 270 độ do có thêm các đốt sống phụ ở cổ, giúp chúng phát hiện kẻ săn mồi từ mọi hướng. Hơn nữa, chúng có thể nín thở tới 40 phút dưới nước bằng cách tạm dừng quá trình trao đổi chất và giảm nhịp tim.(Ảnh: Our Wild World)
Bộ lông của lười là môi trường sống cho một hệ sinh thái bao gồm tảo, vi sinh vật, động vật ký sinh và loài bướm đêm. Sự cộng sinh này giúp chúng ngụy trang hiệu quả và tận dụng tối đa các nguồn dinh dưỡng.(Ảnh: Pinterest)
Dù có vẻ lười biếng, con lười đã tồn tại trên Trái đất tới 64 triệu năm, chứng tỏ sự tiến hóa thông minh và thích nghi đặc biệt với môi trường sống khắc nghiệt của chúng.(Ảnh: Pixabay)
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hoảng với loài động vật bốc mùi nhất quả đất.
Thiên Trang (TH)