Vì sao khu tiền triều của Tử Cấm Thành không có cây?

Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc đặc biệt của Trung Quốc, ẩn chứa những bí mật và lịch sử thú vị cho du khách tìm hiểu.

 Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới, với tổng diện tích lên đến 720.000 m2, lớn gấp 3 lần Điện Louvre (Pháp). Nơi này có hơn 90 cung điện và sân vườn lớn nhỏ, 980 tòa nhà và hơn 8.718 căn phòng.

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới, với tổng diện tích lên đến 720.000 m2, lớn gấp 3 lần Điện Louvre (Pháp). Nơi này có hơn 90 cung điện và sân vườn lớn nhỏ, 980 tòa nhà và hơn 8.718 căn phòng.

Khu vực tiền triều của Tử Cấm Thành có các công trình trọng điểm (tam đại điện), là nơi tổ chức các nghi lễ và sự kiện lớn. Để sự uy nghi và lộng lẫy của các điện không bị lu mờ, che khuất bởi cây cối, cũng như để ngăn ngừa thích khách có chỗ ẩn nấp, khu vực này không được phép trông cây. Trên thực tế, đường từ Thái Hòa Môn vào Ngọ Môn trước kia đều không có cây cối. Những cây hiện tại đều được trồng gần đây.

Khu vực tiền triều của Tử Cấm Thành có các công trình trọng điểm (tam đại điện), là nơi tổ chức các nghi lễ và sự kiện lớn. Để sự uy nghi và lộng lẫy của các điện không bị lu mờ, che khuất bởi cây cối, cũng như để ngăn ngừa thích khách có chỗ ẩn nấp, khu vực này không được phép trông cây. Trên thực tế, đường từ Thái Hòa Môn vào Ngọ Môn trước kia đều không có cây cối. Những cây hiện tại đều được trồng gần đây.

Nguyễn An là thái giám người Việt Nam được giao trọng trách làm "tổng công trình sư" xây dựng thành Bắc Kinh mới (Tử Cấm Thành) theo lệnh Minh Thành Tổ từ năm 1416, khi mới ngoài 30 tuổi. Ông được đánh giá là một kiến trúc sư đại tài, xuất chúng.

Nguyễn An là thái giám người Việt Nam được giao trọng trách làm "tổng công trình sư" xây dựng thành Bắc Kinh mới (Tử Cấm Thành) theo lệnh Minh Thành Tổ từ năm 1416, khi mới ngoài 30 tuổi. Ông được đánh giá là một kiến trúc sư đại tài, xuất chúng.

Đến 90% mái công trình trong Tử Cấm Thành được sơn màu vàng. Đây là màu được công nhận dành riêng cho hoàng tộc trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc.

Đến 90% mái công trình trong Tử Cấm Thành được sơn màu vàng. Đây là màu được công nhận dành riêng cho hoàng tộc trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc.

 Với diện tích khổng lồ, kỳ quan kiến trúc này là một trong những điểm đến đông khách nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% gian phòng, công trình ở đây mở cửa đón khách.

Với diện tích khổng lồ, kỳ quan kiến trúc này là một trong những điểm đến đông khách nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% gian phòng, công trình ở đây mở cửa đón khách.

Để ngăn chim đậu trên mái, nhằm duy trì sự sạch sẽ và uy nghiêm của cung điện, các kiến trúc sư và thợ thủ công đã nghĩ ra một cách độc đáo. Họ làm cạnh mái dốc hơn, và phần xương sống của mái rộng hơn độ vươn của chân chim, mái cũng được lát ngói tráng men rất trơn. Do đó, đến thăm Tử Cấm Thành, bạn sẽ thấy trên mái cung điện không hề có chim đậu.

Để ngăn chim đậu trên mái, nhằm duy trì sự sạch sẽ và uy nghiêm của cung điện, các kiến trúc sư và thợ thủ công đã nghĩ ra một cách độc đáo. Họ làm cạnh mái dốc hơn, và phần xương sống của mái rộng hơn độ vươn của chân chim, mái cũng được lát ngói tráng men rất trơn. Do đó, đến thăm Tử Cấm Thành, bạn sẽ thấy trên mái cung điện không hề có chim đậu.

Thời xưa, số đinh trên cánh cửa tượng trưng cho uy quyền. Trong đó, 9 là số đơn lớn nhất, tượng trưng cho quyền lực. Do đó, phần lớn cánh cửa trong Tử Cấm Thành có 9 hàng, mỗi hàng 9 đinh.

Thời xưa, số đinh trên cánh cửa tượng trưng cho uy quyền. Trong đó, 9 là số đơn lớn nhất, tượng trưng cho quyền lực. Do đó, phần lớn cánh cửa trong Tử Cấm Thành có 9 hàng, mỗi hàng 9 đinh.

Theo An Ngọc/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/di-san/vi-sao-khu-tien-trieu-cua-tu-cam-thanh-khong-co-cay-1473197.html