Voọc gáy trắng nhảy múa gần nhà dân là loài cực hiếm

Mới đây, đàn voọc gáy trắng, loài linh trưởng cực kỳ hiếm và đang ở mức nguy cấp, đã được phát hiện ở vách đá gần nhà dân ở khu vực núi đá Chông, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.

Người dân địa phương đã báo cáo về sự xuất hiện của đàn voọc cho chính quyền địa phương. Đàn voọc gáy trắng này được mô tả với hàng chục con và thường xuất hiện vào buổi chiều trên vách núi Chông.

Người dân địa phương đã báo cáo về sự xuất hiện của đàn voọc cho chính quyền địa phương. Đàn voọc gáy trắng này được mô tả với hàng chục con và thường xuất hiện vào buổi chiều trên vách núi Chông.

Người dân địa phương đã có ý thức bảo vệ động vật hoang dã và không gây đe dọa đến đàn voọc. Chính quyền địa phương đang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Quảng Ninh, lực lượng Bộ đội Biên phòng để đề xuất phương án bảo vệ cho đàn voọc gáy trắng này.

Người dân địa phương đã có ý thức bảo vệ động vật hoang dã và không gây đe dọa đến đàn voọc. Chính quyền địa phương đang phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Quảng Ninh, lực lượng Bộ đội Biên phòng để đề xuất phương án bảo vệ cho đàn voọc gáy trắng này.

Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.

Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới.

Loài linh trưởng cực kỳ hiếm này sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con.

Loài linh trưởng cực kỳ hiếm này sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con.

Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo.

Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo.

Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình.

Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình.

Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên voọc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên.

Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên voọc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên.

Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều.

Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều.

Mời quý độc giả xem thêm video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vooc-gay-trang-nhay-mua-gan-nha-dan-la-loai-cuc-hiem-1964017.html