Vụ chìm tàu trên vịnh Hạ Long
Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các lực lượng của Quân khu 3 và các đơn vị tiếp tục tìm kiếm 4 nạn nhân còn mất tích.
13 giờ, ngày 20-7, khu vực vùng biển vịnh Hạ Long có sóng cao khoảng cấp 4 cấp 5, gây khó khăn cho hoạt động cứu nạn. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng hàng chục phương tiện của các đơn vị Quân đội, Công an tiếp tục tìm kiếm cứu nạn. Tàu cá của ngư dân được huy động tối đa đi sâu vào các luồng lạch, địa hình biển để mở rộng vùng tìm kiếm.
Các đơn vị tổ chức flycam bay theo 3 mặt quạt, bán kính từ tàu ra xa khoảng 4km.
Lực lượng chức năng đã duy trì gần 30 mũi tìm kiếm tại hiện trường, tận dụng thời gian trước khi bão Wipha đổ bộ. Từ 12 giờ 30 phút ngày 20-7, các tàu cơ động ra vị trí số 3 cách vị trí tàu Vịnh Xanh QN-7105 bị nạn 3 hải lý về hướng Đông Bắc (hướng xuôi gió Tây Nam và dòng chảy thủy triều lên) tổ chức cho flycam bay theo 3 mặt quạt. Mỗi flycam bay 3 lượt trên một hướng mặt quạt phụ trách (mỗi mặt quạt khoảng 60 độ theo hướng gió và dòng thủy triều lên Đông Nam - Tây Bắc, bán kính từ tàu ra xa khoảng 4km.
Các đơn vị tổ chức flycam bay theo 3 mặt quạt, bán kính từ tàu ra xa khoảng 4km.
Hồi 10 giờ, Ban chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ninh có báo cáo nhanh số 3 về kết quả công tác triển khai phòng, chống cơn bão số 3 (bão WHIPHAN). Theo đó, trên biển gió cấp 3- 4. Ban chỉ huy BĐBP đã triển khai cho Đồn Biên phòng Cô Tô, Đồn Biên phòng Ngọc Vừng bắn 24 quả pháo hiệu báo bão; tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết; triển khai kế hoạch phòng, chống cơn bão số 3; phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho chủ các phương tiện hoạt động trên biển biết diễn biến tình hình để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn cho người, phương tiện.
Cùng đó, tiếp tục triển khai lực lượng kiểm đếm tàu, thuyền, báo cáo theo quy định. Duy trì tổng số 250 cán bộ, chiến sĩ và 22 phương tiện gồm: 3 tàu, 12 xuồng, 5 ô tô tham gia thường trực, cơ động phòng, chống cơn bão số 3.
Theo báo cáo, tổng số phương tiện hoạt động trên địa bàn biên phòng gồm: 7.464 phương tiện/14.928 ngư dân và 2.530 ô, lồng bè/1.465 người của địa phương. Cụ thể: Số phương tiện hoạt động trên biển (ven bờ): 2.513 tàu/5026 ngư dân; số phương tiện neo đậu tại bến: 4.951 tàu/9.902 ngư dân. Số phương tiện/ngư dân đã nhận được thông tin: 7.464 phương tiện/14.928 ngư dân. Không có phương tiện/ngư dân chưa nhận được thông tin hay hoạt động trên biển nằm trong khu vực nguy hiểm.
Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các lực lượng của Quân khu 3 và các đơn vị tiếp tục tìm kiếm 4 nạn nhân còn mất tích. Sáng 20-7, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Lê Văn Long, Phó tư lệnh Quân khu 3, lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, gồm: Tổng 322 người và 48 phương tiện tàu, xuồng các loại, trong đó: Quân sự, Biên phòng: 110 người, 6 tàu, 8 xuồng cao tốc; Công an tỉnh: 40 người, 5 tàu, 6 xuồng; Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân: 40 người; đặc công nước: 27 người, 3 tàu; Cảnh sát biển Vùng 1: 25 người, 3 tàu; Ban Quản lý vịnh Hạ Long: 15 người; ngư dân: Hơn 100 người, 14 tàu; Viettel: 3 flycam tìm kiếm cứu nạn. Quân chủng PKKQ: 1 tổ bay tiếp tục tiến hành tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.
Sáng 20-7, cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, công an cùng nhiều ngư dân tiếp tục mở rộng phạm vụ tìm kiếm những nạn nhân còn mất tích. Đặc biệt, các đơn vị Quân khu 3 và Trung tâm Viettel triển khai thiết bị flycam tích cực tìm kiếm nạn nhân. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức lực lượng nắm tình hình dư luận để ổn định tình hình, tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với các lực lượng tổ chức điều trị, thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân bị thương và làm tốt công tác chính sách.
Hồi 5 giờ 15 phút, tàu Vịnh Xanh 58 đã được lực lượng cứu nạn lai dắt từ vị trí bị nạn vào cảng. Đến 6 giờ 20 tàu đã cập cảng Cái Lân.
Hiện Ban chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, Hải đội 2 thường trực tại khu vực tàu đã bị nạn phối hợp với các lực lượng mở rộng phạm vi tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích; chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cẩm Phả, Ngọc Vừng tăng cường công tác tuần tra, quan sát, tìm kiếm kịp thời phát hiện các nạn nhân bị mất tích. Lực lượng, phương tiện: 2 tàu, 6 xuồng/52 cán bộ, chiến sĩ.

Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh (đội mũ cứng) cùng các lực lượng triển khai phương án tìm kiếm.

Tàu quân y Bộ CHQS tỉnh tiếp tục tìm kiếm trên mặt biển quanh khu vực tàu chìm.
Đến 3 giờ 30 phút cùng ngày, tàu Vịnh Xanh QN-7105 được trục vớt, không tìm thấy thi thể bên trong. Các đơn vị đang tiến hành lai dắt con tàu vào bờ và tiếp tục tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân còn mất tích.Với sự quyết tâm cao của các lực lượng, vào khoảng 1 giờ 30 phút con tàu đã được lật trở lại. Cán bộ, chiến sĩ tổ chức tìm kiếm khu vực trong tàu. Sau khi tàu được 4 tàu cần cẩu kéo lên khỏi mặt nước nổi hoàn toàn, các lực lượng tiến hành bơm hút nước ra khỏi tàu và tìm kiếm những người mất tích còn lại.
Đúng 0 giờ ngày 20-7, lực lượng chức năng quyết định lật tàu để tìm kiếm người bị nạn. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường. Vào lúc 0 giờ 15 phút cùng ngày, tại vị trí con tàu Vịnh Xanh QN-7105 bị đắm, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Hải quân tiến hành chằng níu mạn tàu, một tàu lai dắt và 3 tàu cẩu, kéo đã được huy động để lật con tàu. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lực lượng tham gia thực hiện cứu nạn chặt chẽ các bước quy trình trước khi tiến hành lật tàu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ nỗ lực hết mình để tìm kiếm những người mất tích còn lại. Tính đến 2 giờ 30 phút ngày 20-7, đã tìm thấy 45 nạn nhân (10 người còn sống, 35 người tử vong, trong đó 31 người đã xác định được danh tính).

Tàu Vịnh Xanh QN-7105 sau khi được lật trở lại.
Bước đầu tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân tử vong 25 triệu đồng/người, nạn nhân bị thương 8 triệu đồng/người; đồng thời, bố trí nơi ở và hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn nghỉ cho gia đình nạn nhân khi ở Quảng Ninh.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và sẽ triển khai tìm kiếm cứu nạn trong đêm. Sở chỉ huy được thành lập gồm: Bộ tư lệnh Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, UBND tỉnh Quảng Ninh tại trụ sở Hải đội Biên phòng 2 - Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để tiếp tục chỉ huy, điều hành tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn: Tổng 297 người và 46 phương tiện tàu, xuồng các loại, trong đó: Quân sự, Biên phòng: 110 người; 6 tàu, 9 xuồng cao tốc; Công an tỉnh: 40 người; 5 tàu, 6 xuồng; Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải Quân: 42 người; đặc công nước: 25 người; 3 tàu; Cảnh Sát Biển Vùng 1: 25 người; 3 tàu; Ban Quản lý vịnh Hạ Long: 25 người; ngư dân: 30 người; 14 tàu.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo Quân khu 3, tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường đêm 19-7. Ảnh: VĂN ĐẢM



Lực lượng cứu hộ nỗ lực làm việc cả đêm. Ảnh: Văn Đảm
Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được khẩn trương tiến hành trong đêm
Trước đó, chiều 19-7, tàu QN 7105 trong quá trình di chuyển tham quan ở tuyến 2, trên Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), do dông lốc bất ngờ không may bị lật úp. Theo thông tin ban đầu, trên tàu có 48 hành khách và 5 thuyền viên.
Ngay trong tối cùng ngày, đồng chí Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Chính phủ đã cùng Đoàn công tác của Trung ương trực tiếp về Quảng Ninh để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Hòn Gai phối hợp với các lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường tìm kiếm cứu nạn.
Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng cứu; giao đồng chí Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có mặt trực tiếp tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, đảm bảo an toàn cho du khách và thuyền viên. Công tác cứu hộ đang được khẩn trương triển khai, ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và du khách.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tiếp cận hiện trường cứu người bị nạn trên tàu khách bị lật



Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh do Đại tá Trần Văn Thanh, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng chỉ huy tiến hành tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường. Tàu bị đắm tại khu vực Gia Luận Cát Hải.
Lúc 17 giờ ngày 19-7, Đại tá Nguyễn Quang Hòa, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng đã cứu được 10 người.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh tiếp cận hiện trường cứu người bị nạn trên tàu khách bị lật
Đến 17 giờ 45, đã cứu được 10 người, gồm cả khách và thuyền viên (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cứu 7 người, tàu dân cứu 3 người); đã vớt được 3 thi thể nạn nhân.
Đến 18 giờ, cứu thêm được 2 người còn sống. Tổng số người được cứu sống là 12 người, gồm cả khách và thuyền viên. Đến 19 giờ 40 phút, các lực lượng đã vớt được 9 thi thể nạn nhân. Lực lượng chức năng vẫn chưa xác định được cụ thể tổng số người trên tàu khi gặp nạn.

Đến tối 19-7, lực lượng của Bội đội Biên phòng, Hải Quân nhân dân và các lực lượng vẫn khẩn trương tiến hành công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các bệnh việc tích cực điều trị cho những người bị nạn và xử lý các vấn đề phát sinh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh kết nối với nhân thân của những người liên quan và liên hệ khách sạn, nhà hàng bố trí chỗ ăn nghỉ cho nhân thân người bị nạn để có chỗ nghỉ ngơi, xử lý công việc của các nạn nhân.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh và nhân viên y tế đưa nạn nhân vào bờ.

Lực lượng cứu hộ nỗ lực làm việc cả đêm. Ảnh: Văn Đảm
Thời tiết đã bớt mưa và gió tạo điều kiện tốt cho công tác cứu nạn, cứu hộ. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường cho biết, công tác tìm kiếm cứu nạn đang diễn ra rất gấp rút, tuy nhiên gặp khó khăn vì trời về đêm.