Cây cầu hiện đại vô dụng nhất thế giới có tên là gì?
Ở Honduras (quốc gia thuộc khu vực Trung Mỹ) có một cây cầu khổng lồ, được người dân gọi đùa là 'cầu chẳng dẫn tới đâu cả'. Trong khi đó, có người 'nói khó nghe' hơn, thì bảo đó là 'cây cầu vô dụng nhất thế giới'.
1. Cầu gỗ nào dài nhất Việt Nam?
icon
Cầu gỗ Điệp Sơn
icon
Cầu gỗ Hòn Tằm
icon
Cầu gỗ Ông Cọp
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cầu Miếu Ông Cọp (hay cầu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh) bắc qua sông Phú Ngân, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), được xem là cầu gỗ dài nhất Việt Nam hiện nay. Cầu Ông Cọp dài khoảng 800 m, rộng 1,5 m (nơi rộng nhất 1,8 m) và trụ cao 8-10 m. Không chỉ kết nối giao thông, tạo thuận lợi đi lại cho người dân, cầu gỗ Ông Cọp còn là điểm tham quan, check-in của du khách đến Phú Yên.
2. Cây cầu được xây dựng năm bao nhiêu?
icon
1997
icon
1998
icon
1999
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cầu bắt đầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn một tỷ đồng, do ông Nguyễn Phước Thọ (TP Nha Trang, Khánh Hòa) tự bỏ tiền đầu tư. Sau này có nhiều người cùng góp vốn và quản lý. Phần ván cầu làm từ thân cây phi lao, bạch đàn; thành cầu làm bằng thân tre già. Cầu được đưa vào sử dụng năm 1999, chỉ dành cho xe máy và người đi bộ. Phí qua cầu dao động 2.000-5.000 đồng một lượt, tùy vào số người và hàng hóa, riêng học sinh được miễn phí.
3. Tên của cây cầu gắn với truyền thuyết về một loài vật. Điều này đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Tương truyền thời xa xưa, khi con người và vật có thể nghe hiểu tiếng của nhau, trên núi Mỹ Dự thường xuất hiện một đàn cọp, trong đó có ông Cọp Bạch. Khi Bà Cọp trở dạ khó sinh, ông Cọp đã lao xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò, xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng. Ông Cọp sau đó đưa bà mụ lên núi. Sau khi giúp Bà Cọp sinh con, Ông Cọp đưa bà đỡ xuống núi an toàn. Ba đêm sau, ông Cọp Bạch mang xuống sân nhà bà mụ một con lợn rừng để tạ ơn. Một thời gian sau bà mụ rời xóm Đồng Đò xuống làng biển Phú Hạnh nằm dưới chân núi Hòn Bù, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, để lập nghiệp. Sau khi bà mụ qua đời, những ngày cuối chạp mỗi năm, người dân xóm Đồng Đò nhìn thấy dấu chân ông Cọp Bạch từ hướng núi Mỹ Dự vượt qua sông Bình Bá hướng ra cửa biển Tiên Châu, rồi xuống Hòn Bù để viếng mộ bà mụ. Tưởng nhớ ông Cọp Bạch hiền lành, biết quý trọng ân nhân, người dân xóm Đồng Đò thời xưa rủ nhau lên núi đào đá, xếp thành miếu ông cọp để tôn thờ. Cây cầu gắn liền với miếu Ông Cọp nên tên cầu Ông Cọp cũng từ đó ra đời.
4. Cây câu nào dưới đây ở Phú Yên thuộc diện dài nhất miền Nam thời Pháp thuộc?
icon
Cầu Đà Rằng
icon
Cầu Rồng
icon
Cầu gỗ Hòn Khô
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Bộ Giao thông Vận tải, khi khai hóa Đông Dương, người Pháp rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống giao thông đường bộ. Cầu Đà Rằng trên Quốc lộ 1 ở Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bắc qua sông Ba, là một trong những cầu dài nhất miền Nam do người Pháp khởi xướng xây dựng. Cầu như một chứng tích của lịch sử trong thế kỷ XX. Năm 2018, cầu mới đường bộ Đà Rằng, sát phía trên cầu cũ, được xây dựng. Dự án cầu Đà Rằng xây dựng bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, có tổng chiều dài 1,7 km (cho 2 cầu và đường dẫn); rộng 10,5 m cho 2 làn xe, có lan can sắt và lề cho người đi bộ, với tổng mức đầu tư 340 tỷ đồng.
5. Cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam có tên là gì?
icon
Cầu Phú Mỹ
icon
Cầu Rồng
icon
Cầu Pá Uôn
Câu trả lời đúng là đáp án C: Cầu Pá Uôn nằm trên quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà (thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), cách TP Sơn La khoảng 70 km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai. Năm 2012 cầu được khánh thành, tổng mức đầu tư 528 tỷ đồng. Cầu dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu chính dài gần một km; rộng 9 m. Cầu gồm hai mố và 11 trụ, trong đó trụ chính cao hơn 98 m. Nếu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là gần 104 m. Đây cũng là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam.
6. Cầu Hiền Lương được xây dựng lần đầu tiên vào năm nào?
icon
1928
icon
1929
icon
1930
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cầu Hiền Lương được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1928. Cầu do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m. Chủ yếu phục vụ cho người đi bộ qua sông Bến Hải. Năm 1952, Pháp cho xây lại cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, rộng 4m, trụ cầu bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, hai bên có lan can cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn. Cầu Hiền Lương bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967. Lúc này cầu Hiền Lương đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc – Nam. Nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã cho phục dựng cầu hiền lương dựa theo bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng năm 1952. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ đất nước vẫn còn bị chia cắt.
7. Cây cầu hiện đại vô dụng nhất thế giới có tên là gì?
icon
Cây cầu Choluteca
icon
Cầu Helix
icon
Cầu Chapel
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đó là cây cầu Choluteca, hay còn gọi là Puente Sol Naciente ( Cây cầu mặt trời mọc), ở Choluteca, Honduras. Và nó không hề có đường đến, và cũng không hề có đường đi, và nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua. Ở Choluteca, Honduras (quốc gia thuộc khu vực Trung Mỹ) có một cây cầu khổng lồ, được người dân gọi đùa là "cầu chẳng dẫn tới đâu cả". Trong khi đó, có người "nói khó nghe" hơn, thì bảo đó là "cây cầu vô dụng nhất thế giới". Vào những năm 1930, người ta xây dựng cây cầu bắc ngang qua và đặt tên trùng với dòng sông cho dễ nhớ. Khi đó, cầu Choluteca được ca ngợi giống như cầu Cổng Vàng nổi tiếng của Mỹ và trở thành niềm tự hào đối với người dân địa phương. Tới năm 1996, sông Choluteca chứng kiến thêm sự xuất hiện của một cây cầu khác. Đó là cầu Puente Sol Naciente nhưng vẫn được người dân gọi là "cầu Choluteca mới" cho dễ nhớ. Công trình khánh thành năm 1998, được ví von như một "kỳ quan về công nghệ". Nó được xem như công trình hiện đại bậc nhất về cả thiết kế lẫn kỹ thuật. Bất ngờ, năm 1998, cơn bão Mitch cấp 5 quét qua Honduras. Đây là cơn bão gây ra số ca tử vong thứ 2 được ghi nhận ở khu vực Đại Tây Dương. Nó khiến nhiều cơ sở hạ tầng ở Honduras bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có cầu Choluteca mới được khai trương cách đó không lâu. Những phương tiện cơ giới nặng không được di chuyển qua cầu nữa để đảm bảo an toàn. Cơn bão mạnh đã thay đổi hoàn toàn dòng chảy của sông Choluteca. Dòng chảy của nó lệch hẳn sang hướng khác, ở kế bên cây cầu. Kể từ đó, cây cầu mới bị cô lập vì không có đường đến, cũng chẳng có đường đi, không bắc qua sông và không đi tới đâu cả. Sự tàn phá của thảm họa tự nhiên quá lớn vượt quá dự tính của con người, đến nay, chưa ai từng nghĩ tới việc chuyển hướng dòng sông để nó chảy ngược trở lại về phía cây cầu mới. Thậm chí, có ý kiến liệu nên xây cầu mới nối với cầu cũ, tạo ra đường mới hay không. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở ý tưởng.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm