Giữ sức khỏe cho sĩ tử mùa thi

Mùa thi đã gần kề, hiện tại đang là thời điểm 'vàng' để các em tăng tốc ôn luyện. Vậy, làm sao để vừa có sức khỏe dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có sức khỏe tinh thần, tâm lý thoái mái?

Áp lực thi cử, học sinh có thể bị stress và suy nhược cơ thể

Thời gian này, học sinh Hà Nội cũng như cả nước đang chuẩn bị phải đối mặt liên tục với kỳ thi chuyển cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Áp lực thi cử, học hành, áp lực từ chính bản thân, bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và mắc các chứng rối loạn do stress.

Thời gian này, học sinh Hà Nội cũng như cả nước đang chuẩn bị phải đối mặt liên tục với kỳ thi chuyển cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Kết quả nghiên cứu năm 2019 - 2020 tại Bệnh viện Nhi TW với học sinh từ 10 - 19 tuổi cho thấy 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý, trong đó, do áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ với bạn trong trường 8,9%.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các em học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các em học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.

Giúp con vượt qua stress mùa thi

Em Thục Linh, lớp 12, Trường THPT Cao Bá Quát, cũng có tâm lý giống rất nhiều bạn học sinh khác trước ngưỡng cửa đại học: "Là một học sinh cuối cấp, em chưa biết lựa chọn ngành nghề nào, nên chọn ngành nghề theo sở thích, khả năng của bản thân hay theo định hướng của gia đình".

Mỗi em học sinh, khi đến phòng tư vấn học đường, có những băn khoăn, lo lắng khác nhau. Em thì gặp áp lực bài vở, điểm số, em thì bị áp lực đồng trang lứa hay những áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh.

Mỗi em học sinh, khi đến phòng tư vấn học đường, có những băn khoăn, lo lắng khác nhau.

Em Trần Ngọc Khánh, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm lo lắng: "Em cũng lo lắng về tương lai của mình, làm thế nào đạt được kết quả tốt nhất, đúng với mục tiêu, dự định ban đầu mình đã đặt ra, áp lực về bản thân, khẳng định được chỗ đứng của bản thân sau 12 năm học".

Mối lo của Phạm Thùy Trang, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, là: "em hiện tại đang là học sinh cuối cấp, gặp những căng thẳng, bồn chồn trước kỳ thi. Đây là kỳ thi quan trọng, có tính quyết định, chắc chắn sẽ có những bồn chồn, căng thẳng, lo lắng. Bản thân em cũng gặp tình trạng như vậy, em đã có những phương pháp, biện pháp cân bằng cảm xúc của cá nhân mình và phương pháp học tập hiệu quả".

Em Phạm Thùy Trang, lớp 12A11 Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm chia sẻ bản thân cũng có nhiều mối lo trước kỳ thi lớn.

Vì vậy, các cô giáo phòng tư vấn học đường luôn cố gắng động viên, chia sẻ, đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp các em học sinh có được tâm lý thoải mái nhất.

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh, Ban phụ trách tư vấn học đường, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, cho biết: "Nhà trường thường xuyên có buổi tiếp xúc, giúp các bạn giải đáp thắc mắc về áp lực làm sao con đạt được điểm số cao đúng kỳ vọng, đúng trường mà con muốn vào; làm thế nào để con có thể dung hòa giữa nguyện vọng của gia đình, bản thân và năng lực học tập của các con, áp lực để không trượt kỳ thi tốt nghiệp".

Để giảm bớt căng thẳng, nhiều bạn học sinh đã lên kế hoạch ôn tập hợp lý, chia nhỏ kiến thức, dành thời gian để nghỉ ngơi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, việc giữ tâm lý thoải mái trước kỳ thi đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, lối sống tinh thần lành mạnh và sức khỏe dồi dào sẽ giúp các bạn bước vào kỳ thi sắp tới với thái độ tự tin và đạt kết quả cao.

Đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho sĩ tử mùa thi

Có con gái chuẩn bị vào lớp 6, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, rất lo lắng. Bởi con đang quen nếp học tiểu học, lên môi trường cấp 2 năm học mới này, cháu ôn luyện và ăn uống thất thường nên chị đã tìm đến bác sĩ dinh dưỡng.

"Qua tư vấn, tôi đã hiểu hơn về cách chăm sóc học sinh lứa tuổi này cần tạo cho con tính chủ động về chăm sóc sức khỏe, ăn uống hợp lý và cuối tuần nên cho các cháu tham gia hoạt động ngoài trời giúp con khỏe mạnh và hứng khởi học tập tốt hơn", chị Nguyễn Thị Thu Hiền nói.

Chị Vũ Thị Hương, ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, có con chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Dành nhiều thời gian chăm sóc các bữa ăn cho con nhưng chị vẫn chưa yên tâm vì thấy con căng thẳng, học nhiều và mệt mỏi. Chị Hương cũng đã tìm đến bác sĩ dinh dưỡng của CDC Hà Nội để được biết thêm các kiến thức chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho con: "Tôi sẽ chú ý đổi bữa ăn đa dạng cho con, động viên con ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thể thao ít nhất 30 phút trong ngày như bác sĩ tư vấn".

Các phụ huynh có con em chuẩn bị tốt nghiệp lo lắng tìm đến các chuyên gia.

Để giúp học sinh vượt qua được áp lực kỳ thi, đạt kết quả tốt, hạn chế các rối loạn tâm lý, tâm thần, các bậc cha mẹ nên đánh giá đúng năng lực của con và động viên, khuyến khích các em ăn, uống, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt và tâm lý thật thoải mái, tự tin, không nên tạo thêm áp lực về mặt thành tích.

Những điều cần chú ý khi đi thi :

Kiểm tra kỹ thông tin trên giấy báo thi

Các thí sinh cần chuẩn bị tốt tâm lý, đồ dùng mang theo cũng như các loại giấy tờ cần thiết.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều điều bình thường nhưng kỳ thi nào cũng có thí sinh phạm phải, dẫn đến kết quả thi bị ảnh hưởng. Khi nhận giấy báo dự thi, thí sinh phải kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, môn đăng ký dự thi, địa điểm thi, phòng thi. Có những thí sinh thi tại trường mình học, nhưng có người phải đến trường khác thi, tùy vào việc tổ chức của địa phương. Nếu thông tin có sai sót gì, thì trong làm thủ tục thi, thí sinh cần tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết

Thí sinh cần chuẩn bị các loại bút đi thi đầy đủ. Thi môn văn dùng bút mực/bút bi nhưng thi các môn trắc nghiệm phải tô đáp án bằng bút chì. Phải chuẩn bị bút chì đúng chuẩn vì nếu không, tô mờ vào phần đáp án, máy chấm thi sẽ không nhận diện được. Thí sinh chú ý phải giữ tờ giấy thi thật kỹ, tránh làm nhàu hoặc để mồ hôi tay làm ướt giấy… Điều này sẽ gây khó khăn để máy nhận diện khi chấm.

Không được ngủ quên
Năm nào cũng có hiện tượng thí sinh ngủ quên. Có thí sinh sau khi hoàn thành môn đầu tiên thì nghỉ trưa, nhưng lại ngủ quá giờ thi. Để không xảy ra tình trạng ngủ quên, từ lúc này thí sinh cần phải tạo thói quen về giờ giấc. Chẳng hạn, trong những ngày này không cần học quá khuya mà nên ngủ vào khoảng 10 giờ tối, dậy lúc 5 giờ sáng. Đến khi thi, đồng hồ sinh học cũng sẽ hoạt động theo thói quen như vậy.

Các chuyên gia đặc biệt lưu ý đến việc di chuyển của thí sinh, nhất là ở các thành phố lớn thường xuyên kẹt xe. Vì vậy, cần phải đi sớm để có sự chuẩn bị kỹ càng. Đi trễ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trước khi làm bài. Tốt nhất nên đến phòng thi trước 30 phút để có tâm lý tốt.

Cảnh báo về điện thoại di động

Quy chế của các kỳ thi là không cho thí sinh mang điện thoại di động vào khu vực thi (tính từ cổng trường vào đến phòng thi). Vì vậy, những năm trước thí sinh vào phòng thi dù để điện thoại di động bên ngoài phòng cũng sẽ bị lập biên bản vì vẫn nằm trong khu vực thi.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/giu-suc-khoe-cho-si-tu-mua-thi-236239.htm