'Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh' - Số 9 & 10 năm 2024: CẦN TÌM THÂN NHÂN VÀ ĐỒNG ĐỘI CỦA CÁC LIỆT SĨ (HOẶC CCB) ĐỖ XUÂN THUYÊN VÀ HOÀNG BÁ TẠI THÁI BÌNH

9. Hồ sơ CDEC F034607822496 là 'Chứng tích Chiến tranh' của một Liệt sĩ (hoặc Cựu chiến binh) có tên là Đỗ Xuân Thuyên; sinh ngày 10/10/1945, tại Tam Lạc, xã Vũ Lạc, huyện Vũ Tiên (nay là Vũ Thư), tỉnh Thái Bình. Cha mẹ có tên là Đỗ Xuân Nha (có thể là Nhạ hoặc Nhã?) và Phạm Thị Công (có thể là Cống, hay Cộng?); từng nhiều năm ở chiến trường Quảng Đà - Quân khu 5.

Đỗ Xuân Thuyên vào Đoàn Thanh niên vào ngày 1/1/1966. Ông nhập ngũ năm 1966 và bắt đầu hành quân vào miền Nam từ tháng 10/1967. Đến miền Nam vào thời gian không xác định và tham chiến tại mặt trận Khe Sanh cho đến tháng 4/1968. Sau đó, Thuyên được phân công đến đơn vị Điều trị Y tế 15, tại Quảng Đà. Ông được điều về Bệnh xá 78 vào tháng 12/1968.

Di vật thứ hai là một cuốn sổ tay, với các mục nhập có ngày từ 17/5/1970 đến 16/7/1970, do Hồng Anh, (một bí danh của Đỗ Xuân Thuyên) LBN 6746 Ấp Thái (có thể là một mật danh của quân Giải phóng Quảng Đà - Quân khu 5) thực hiện. Cuốn sổ này chứa các danh sách cá nhân (2 trang), một mẫu trống của bản tường trình lịch sử cá nhân (một trang), một số trang nhật ký (7 trang), và ghi chú không rõ ràng (8 trang), bao gồm một danh mục các dụng cụ y tế.

Một mục nhập vào ngày 17/5/1970 cho thấy tên và vị trí của 9 thành viên của Ban chấp hành Liên chi Đoàn thanh niên (có thể là của Bệnh xá 78 quân Giải phóng Quảng Đà?): Ngọc Khánh - Bí thư; Đỗ Xuân Thuyên - Phó Bí thư; Ngọc Trâm - Phụ trách tuyên truyền và đào tạo; Ngọc Trân và Hai Liên - Phụ trách Tổ chức; Thu Hồng, Xuân Tuấn, và Tiến Dũng - Phụ trách khen thưởng; và Thị Mười - Phụ trách giải trí.

Một mục khác, nhập không có ngày cho biết: Liên chi Thanh niên đã được tổ chức lại thành 5 Chi đoàn. Mỗi Chi đoàn đều có các thành viên, trừ Chi đoàn số 2, chỉ có 8 thành viên.

Một số trang di vật có trong các Hồ sơ nêu trên, được phóng to từ microfilm, đang lưu trữ tại VNCA do tác giả cung cấp.

Một số trang di vật có trong các Hồ sơ nêu trên, được phóng to từ microfilm, đang lưu trữ tại VNCA do tác giả cung cấp.

Căn cứ vào một bản tường trình lịch sử cá nhân, được viết ngày 28/5/1970, bởi Hạ sĩ Đỗ Xuân Thuyên (còn được gọi là Hồng Anh) là Y tá của Bệnh xá 78 (có thể thuộc quân Giải phóng miền Nam tại Quảng Đà - Quân khu 5?).

Theo báo cáo của CDEC, “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh” nêu trên đã bị lính Mỹ thu giữ vào ngày 25/7/1970, bởi 2/1st Marines, Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, tại tọa độ 49PAT972425 [15.74158°, 108.16838°] ở tỉnh Quảng Nam - Vùng Chiến trường I. Nó liên quan đến thông tin liên quan đến Bệnh xá 78 - quân giải phóng Quảng Đà - Quân khu 5.

*

10. Hồ sơ CDEC F034603401113 là “Chứng tích Chiến tranh” của một cá nhân tên Hoàng Bá. Ông từng là học sinh của Trường Thái Ninh (có thể thuộc Thái Thụy, tỉnh Thái Bình? Nhưng chưa rõ địa chỉ quê quán cụ thể và họ tên thân nhân). Hồ sơ cho biết: Hoàng Bá có quân hàm Binh nhất, thuộc Đơn vị 304 (có thể là Sư Đoàn 304?), Quân khu Tả Ngạn.

Cuốn sổ tay tiết lộ rằng: Hoàng Bá rời Trường Thái Ninh vào ngày 23/5/1965 và nhập ngũ vào ngày 18/9/1965. Ông được đưa đến làng Nam Hoa, huyện Nam Trực, vào ngày 19/9/1965.

Kể từ ngày 26/1/1966 đến 12/2/1968, các ghi chép của Hoàng Bá cho biết những hoạt động và cảm xúc của ông trong quá trình hành quân cùng đơn vị A8 đến chiến trường Khe Sanh: A8 di chuyển cùng với K1, T7, K11, K13, K9; K17 và Đơn vị Vận tải thứ 22. Chuyến đi bắt đầu vào chiều ngày 26/1/1968. Sau khi di chuyển qua một vùng đất đồi núi, đơn vị của họ đã đến khu vực Khe Sanh. Do tầm nhìn kém vào ban đêm, tất cả cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã sử dụng chất phốt pho được tạo ra từ lá chết hoặc gỗ mục để dán trên mũ hoặc túi đeo của họ để chỉ dẫn họ vào ban đêm.

Trong một trang viết đã tiết lộ rằng: Hà, một người bạn của Hoàng Bá, chưa bao giờ trải qua những khó khăn như suy dinh dưỡng, cảm giác đau đớn khi băng qua dòng suối đá và rất nhiều côn trùng trong rừng. Hà bị ảnh hưởng đến mức anh ấy đã đánh mất vũ khí mà không nhận ra. Trong khi quay lại để tìm kiếm, Hà được yêu cầu truyền đạt khẩu lệnh từ Thủ trưởng đơn vị yêu cầu K.17 tăng tốc hành quân.

Hoàng Bá cũng biểu hiện sự lo ngại sâu sắc về các cuộc không kích liên tục do máy bay B52 Mỹ thực hiện. Ông cho rằng khu vực hoạt động B5-T8 trên Đường số 9 trở thành một vấn đề của sự sống còn với bộ đội.

Đặc biệt, cuốn sổ tay còn chép một bài thơ “Tặng Huệ,” dành cho một cô gái có tên là Huệ, cùng danh sách danh mục thuốc Quân y cần mang theo.

Theo báo cáo CDEC, Hồ sơ Chứng tích này bị thu giữ vào ngày 9/4/1968, bởi D/1/12 Sư đoàn Kỵ binh bay Mỹ, ở tọa độ 48QXD8338 [16.62067°, 106.71213°] tại tỉnh Quảng Trị, CTZ 1 trong Chiến dịch Khe Sanh. Nó liên quan đến các yếu tố của Sư đoàn 304 Bộ đội Việt Nam.

*

Bằng cách đăng tải những thông tin độc quyền, do Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ tại Đại học Texas Tech University (viết tắt là VNCA) tại Hoa Kỳ, gửi cho Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam”, chúng tôi hi vọng thân nhân gia đình của các Liệt sĩ (hoặc CCB) Đỗ Xuân Thuyên và Hoàng Bá cùng đồng đội của các ông; có thể đọc được thông tin này và đăng ký tham dự tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”, do đại diện của VNCA trực tiếp trao tặng, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12/6/2024, tại Hà Nội. Mời liên hệ với Nhà văn Đặng Vương Hưng – Thường trực Ban Tổ chức sự kiện nêu trên; hoặc để lại lời nhắn dưới phần “bình luận”.

Ghi chú thêm: Sự kiện nhân văn và ý nghĩa nêu trên, được tổ chức bằng kinh phí xã hội hóa. Chúng tôi mong nhận được sự chung tay, góp sức, ủng hộ của các tập thể và cá nhân. Những thân nhân gia đình Liệt sĩ điều kiện kinh tế khó khăn, muốn tham dự, nếu có đề nghị, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ tiền tàu xe đi lại… Chúng tôi cũng mong những ai quan tâm đến các hoạt động tri ân và đền ơn đáp nghĩa, hãy chia sẻ rộng rãi thông tin này!

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 20/5/2024

Trái Tim Người Lính

Trái Tim Người Lính

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/ho-so-chung-tich-chien-tranh-so-9-and-10-nam-2024-can-tim-than-nhan-va-dong-doi-cua-cac-liet-si-hoac-ccb-do-xuan-thuyen-va-hoang-ba-tai-thai-binh-a24943.html