Mỹ: Phát hiện mỏ đất hiếm 'đặc biệt' lớn nhất từ trước tới nay
Từ Pennsylvania đến nước Anh, các mỏ than đã giúp thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Nhưng ngày nay, việc sản xuất và sử dụng than đã trở thành một vấn đề nhức nhối, khi liên tục có những lời chỉ trích tác động to lớn của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường.
Tổ chức Bảo vệ môi trường Greenpeace đã mô tả than là “cách sản xuất năng lượng bẩn nhất, gây ô nhiễm nhất”. Từ Liên Hợp quốc đến Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc thảo luận về việc loại bỏ than ngày càng trở nên phổ biến.
Nhưng bức tranh toàn cầu rất phức tạp. Có vô số yếu tố đang tác động, nhất là mong muốn của một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở các thị trường mới nổi sử dụng than làm công cụ phát triển kinh tế.
Khi cuộc tranh luận xung quanh than vẫn tiếp tục, các cuộc thảo luận về việc sử dụng than và cơ sở hạ tầng liên kết với than nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn đã trở thành một trong những khía cạnh nghịch lý hơn của quá trình chuyển đổi năng lượng.
Cùng với các nhà nghiên cứu từ công ty tư vấn khai thác mỏ Weir International và Phòng thí nghiệm công nghệ năng lượng quốc gia (NETL) của Bộ Năng lượng Mỹ, họ đã công bố một báo cáo độc lập chứa đánh giá kỹ thuật về các nguyên tố đất hiếm (REE) được tìm thấy tại một trong các mỏ ở Wyoming.
Ramaco Resources cho biết: “Sau 18 tháng phân tích hóa học độc lập, các nhà nghiên cứu của NETL và Ramaco hiện tin rằng mỏ Brook có lẽ là nơi có trữ lượng REE bất thường lớn nhất được phát hiện ở Mỹ”.
“Đó là một trữ lượng khá lớn, giá cả cực kỳ hợp lý và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể thực hiện nó chỉ như một đề xuất về than nhiệt, nhưng thế giới đã thay đổi khá nhanh so với khoảng 10 năm trước”, ông cho biết.
Khi Trung Quốc thống trị nguồn cung và tinh chế đất hiếm, những phát hiện như ở Wyoming có thể mang tính then chốt về mặt chiến lược khi cuộc đua tung ra các công nghệ tương lai đang nóng lên.
Ramaco cho biết: “Phần lớn trữ lượng của REE bên ngoài Trung Quốc có liên quan đến các mỏ thông thường và được tìm thấy trong các mỏ đá lửa, khiến việc khai thác và xử lý chúng trở nên khó khăn và tốn kém”.
“Ngược lại, REE từ mỏ Brook được xem là “đặc biệt” vì chúng chủ yếu được tìm thấy ở các tầng đất sét nằm phía trên và bên dưới các vỉa than…Dự kiến chúng có thể được khai thác bằng kỹ thuật khai thác bề mặt thông thường và được xử lý theo cách kinh tế và bảo vệ môi trường hơn so với các mỏ REE thông thường”, tổ chức này cho biết thêm.
Một tia hy vọng?
Wyoming không phải là nơi duy nhất của Mỹ xem xét việc khai thác than và đất hiếm. Vào tháng 4, Đại học West Virginia cho biết, các nhà nghiên cứu của họ sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá 8 triệu USD từ Bộ Năng lượng Mỹ.
Khoản tài trợ này sẽ cho phép họ tiếp tục phát triển và cải tiến “phương pháp tiên phong để chiết xuất và tách các nguyên tố đất hiếm và khoáng chất quan trọng khỏi hệ thống thoát nước mỏ axit và chất thải than”.
Ở những nơi khác, các nhà nghiên cứu tại bang Pennsylvania cũng đang tập trung vào các cách khai thác đất hiếm và khoáng sản quan trọng thông qua chất thải từ các mỏ than.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, những nỗ lực tái sử dụng các mỏ than cũ để có thể sử dụng trong nhiều năm tới cũng đang dần thành hình.
Ngoài than đá, các nguồn năng lượng khác cũng có tiềm năng sản xuất các sản phẩm phụ quan trọng đối với các công nghệ bền vững như pin xe điện.
Ở phía tây nam nước Anh, Công ty Geothermal Engineering Limited (GEL) gần đây cho biết lithium sẽ được sản xuất như một sản phẩm phụ của các dự án tập trung vào sản xuất điện địa nhiệt.
Theo công ty này, lượng lithium sẽ đủ để cung cấp khoảng 250.000 pin ô tô điện mỗi năm.
“Hoạt động kinh doanh địa nhiệt chính của GEL là cung cấp điện và nhiệt địa nhiệt cơ sở tạo ra nước muối địa nhiệt nóng tự nhiên mà từ đó lithium có thể được khai thác bền vững ở Anh dưới dạng sản phẩm phụ”, công ty này cho biết.
Theo IEA, bất chấp những phát triển đầy hứa hẹn như những phát triển trên, thực tế là than vẫn tiếp tục đóng một vai trò to lớn trong sản xuất điện, chiếm hơn 1/3 trên toàn cầu.
Tuy nhiên, những phát hiện như ở Wyoming đại diện cho một tia hy vọng nhưng có phần mờ nhạt.