Mỹ thúc đẩy sản xuất tên lửa SM-3 sau khi đánh chặn thành công tên lửa Iran

Sau màn thể hiện xuất sắc của tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo Iran bên ngoài khí quyển trong đòn tấn công của Iran nhằm vào Israel hôm 13/04 vừa qua, quan chức Mỹ đang thúc đẩy việc tăng cường sản xuất loại tên lửa này.

Hai quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 15/4 tiết lộ tàu khu trục USS Arleigh Burke và USS Carney đã phóng đạn đánh chặn SM-3 để vô hiệu hóa loạt tên lửa đạn đạo Iran đang bay ngoài khi quyển khi hướng tới Israel vào đêm 13/4.

Ấn tượng trước hiệu quả thực chiến, Bộ trưởng Hải quân của Mỹ, ông Carlos Del Toro đã yêu cầu quốc hội Mỹ cho phép mua thên loại tên lửa đánh chặn này.

Yêu cầu của ông được đưa ra vào thời điểm quan trọng, do Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) của Lầu Năm Góc có kế hoạch ngừng mua phiên bản SM-3 Block IB vào cuối năm nay và hạn chế mua Block IIA sắp tới.

Vì những quyết định này nên Hải quân Mỹ chỉ còn có thể nhận 12 quả tên lửa đánh chặn SM-3 mỗi năm cho đến khi có chính sách tài khóa mới vào năm 2029.

Bộ trưởng Hải quân Carlos Del Toro phát biểu trong cuộc họp của tiểu ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nhu cầu về SM-3 sẽ tăng lên nhờ các sứ mệnh thành công gần đây đã bảo vệ Israel”.

“Việc sử dụng những tên lửa này gần đây có hiệu quả cao. Do đó, khi xem xét các mối đe dọa mới nổi và sứ mệnh phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng tôi thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về số lượng SM-3”, ông Carlos Del Toro nhấn mạnh.

Mặc dù tên lửa đánh chặn SM-3 từ lâu vẫn là một phần quan trọng trong kho vũ khí của hải quân Mỹ, nhưng chúng chỉ thể hiện năng lực thực chiến vào đêm 13 rạng ngày 14/4 vừa qua.

Tuyên bố của ông Carlos Del Toro được đưa ra sau khi Nghị sĩ Joe Wilson bày tỏ quan ngại rằng, việc ngừng sản xuất loại vũ khí phòng thủ đáng tin cậy này sẽ khiến năng lực phòng thủ Mỹ bị tổn hại.

Cả ông Del Toro và ông Wilson đều bày tỏ sự ngạc nhiên rõ ràng trước quyết định của MDA về việc ngừng sản xuất các biến thể Block IB, đặc biệt là khi xem xét các mối đe dọa hiện tại và tương lai.

Gần đây, kho tên lửa của Hải quân Mỹ đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể do các hoạt động phòng thủ đang diễn ra trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ, Bab al-Mandab, Vịnh Aden và Israel.

Các lực lượng này đã tích cực phóng một loạt tên lửa đạn đạo và hành trình, cùng với máy bay không người lái trên không và trên biển, nhắm vào cả tàu quân sự lẫn thương mại trên Biển Đỏ.

Sự cạn kiệt kho tên lửa của Mỹ đi kèm với một khoản chi phí đáng kể, như ông Del Toro đã chỉ ra gần đây khi Mỹ đã mất hơn 1 tỷ USD cho đạn tên lửa chủ yếu là loại đắt tiền như SM-2 và SM-6 để đánh chặn các cuộc tấn công từ Houthi.

Từ tháng 10 năm trước, Hải quân đã phóng khoảng 100 tên lửa thuộc dòng Standard để đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái đang bay tới từ lực lượng Houthi ở Yemen.

Việc sử dụng nhanh chóng đạn dược để chống lại các mối đe dọa của Houthi đã làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về khả năng cung cấp tên lửa đánh chặn trong việc đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn.

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) gần đây đã tiết lộ chiến lược chỉ mua 43 đơn vị tên lửa Block IB hàng năm từ năm 2026 đến năm 2028.

RIM-161 Standard Missile 3 (hay còn được biết đến với định danh SM-3) là hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm được sử dụng trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Nhiệm vụ chính của SM-3 là đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay trên biển.

Tuy nhiên điều khiến SM-3 trở nên nổi bật vẫn là khả năng đánh hạ vệ tinh của nó, ngay cả khi chúng đang hoạt động trên quỹ đạo.

SM-3 là một trong số ít vũ khí đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa, khi mục tiêu bay hành trình trên không gian.

Khi đạt độ cao phù hợp, SM-3 sẽ phóng ra "phương tiện tiêu diệt" sử dụng lực đâm va để hạ mục tiêu, thay vì mang đầu nổ phá mảnh như tên lửa đánh chặn thông thường.

Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.

Tên lửa SM-3 có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 1.200 km và độ cao 100 km.

Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,5 mét, đường kính 34,3 cm và 53,3 cm cho 2 phiên bản Block I và Block II, trọng lượng từ 1,5-1,7 tấn tùy theo phiên bản.

Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 500 kg hỗ trợ đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt tới 3 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block I và lên tới 4,5 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block IIA.

Hiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.

Tên lửa SM-3 Block IIA có kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước.

Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-thuc-day-san-xuat-ten-lua-sm-3-sau-khi-danh-chan-thanh-cong-ten-lua-iran-post575185.antd